Ảnh minh họa |
Gian trá là hành vi cố tình đưa thông tin sai, thuyết phục cho người khác tin vào những điều không thực. Lường gạt là hành vi cố tình gian trá để được lợi cho mình hay bất lợi cho người. Trong thực tế người ta cần phân biệt giữa gian trá và việc vô tình đưa ra thông tin sai.
Thí dụ về lường gạt: Lúc đầu các nạn nhân thường được hứa sẽ cho đi học, đưa đi lấy vợ lấy chồng, đi làm một chỗ lương cao nhưng cuối cùng bị đẩy vào chốn lao động cưỡng bách hoặc hôn nhân cưỡng bách. Có thể ban đầu nạn nhân đã có một sự ưng thuận nào đó (do bị lừa dối) nhưng sau này mới khám phá ra rằng họ không thể tự do quyết định từ chối công việc làm được nữa – vì bị những ép buộc về thể chất, tâm lý hoặc luật pháp. Do đó sự ưng thuận ban đầu sẽ bị coi như không có hiệu lực nếu đạt được bởi những phương thức gian trá hoặc lường gạt.
Ví dụ:
Giữa tháng 2 năm 2011, trên đường từ Nghệ An ra Hà Nội chị Lê Thị Thu Trang quen một thanh niên tự giới thiệu là Hùng chuyên buôn bán hàng sang Trung Quốc. Sau lần gặp này Hùng thường xuyên liên lạc với chị Trang qua điện thoại, kết thân và hứa hẹn sẽ giúp chị Trang kiếm tiền, làm giàu bằng công việc ổn định ở Trung Quốc.
Trong tuần thứ 2 của tháng 4 năm 2011 Hùng gọi điện cho chị Trang anh đã liên lạc và tìm được công việc cho em ở bên Trung Quốc làm cắt tóc, gội đầu với mức lương cao, với lương tháng 20.000.000 triệu đồng. Khi nghe Hùng cho biết làm việc với lương cao lại là nơi đã quen biết trước. Cho nên chị Trang đã đồng ý, sau đó Hùng dẫn chị Trang qua Trung Quốc làm việc. Tuy nhiên khi đến Trung Quốc Hùng bán Trang cho bà Hằng với giá 2.500 yuan (nhân dân tệ) và những ngày sau đó Trang bị bà Hằng đem đi bán dâm.
CamsaVietNam
Xem thêm:
- Bài 4: Buôn người cho mục đích bóc lột
- Bài 12: Buôn người với phương thức ép buộc
- Bài 13: Buôn người bằng hình thức bắt cóc
- Bài 14: Buôn người bằng hình thức lừa gạt.
0 nhận xét:
Post a Comment