Bài 3: Ba yếu tố cấu thành hành vi buôn người

Bài 3: Ba yếu tố cấu thành hành vi buôn người

6 10 99
Bài 3: Ba yếu tố cấu thành hành vi buôn người 10 6 99
Ảnh minh họa
Theo định nghĩa của Hiệp định thư Palermo (Hiệp định thư về việc "Phòng Chống và Trừng phạt Nạn Buôn người- đặc biệt đối với Phụ nữ và trẻ em"), hành vi buôn người phải là sự phối hợp đầy đủ của 3 nhóm yếu tố sau đây:

(1) Hành vi (thí dụ: Tuyển mộ, chuyên chở, chuyển nhượng, chứa chấp và tiếp nhận);

(2) Phương thức (thí dụ: Hăm doạ, ép buộc, sử dụng bạo lực, bắt cóc, gian trá, lường gạt, lạm dụng quyền lực, lợi dụng sự yếu thế, mua chuộc người bảo hộ);



(3) Mục đích (thí dụ: Bóc lột, khai thác mãi dâm,bóc lột tình dục; khai thác lao động cưỡng bức hoặc dịch vụ cưỡng bức; khai thác nô lệ hoặc những hành vi tương tự; khai thác tôi đòi hoặc lấy bộ phận cơ thể).

Nói cách khác, bất cứ một hành vi nào [như được liệt kê trong nhóm 1 ở trên] được thực hiện bằng bất cứ một phương thức nào [như được liệt kê trong nhóm 2 ở trên] cho bất cứ một mục đích [như được liệt kê trong nhóm 3 ở trên] cũng bị xem là hành vi buôn người.


 
Sơ đồ kết nối 3 nhóm yếu tố thành những hành vi buôn người

Thí dụ đơn giản về hành vi buôn người có đủ 3 yếu tố (1), (2) và (3):

- Bà Trần Thị A phạm tội buôn người vì đã tuyển mộ (1) em Nguyễn thị B rồi đưa em bán vào một ổ mãi dâm ở nước ngoài (3). Ban đầu A nói dối (2) sẽ giúp cho em B có việc làm nuôi trẻ nhiều tiền.

- Công ty xuất khẩu lao động X ở Việt Nam đã phạm tội buôn người vì đã chuyên chở (1) 12 công nhân sang cho công ty xây dựng Y ở nước Z. Công ty Y bắt công nhân Việt Nam làm việc 16 tiếng mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần mà không trả lương cho họ (3). Trước đó Công ty X lừa công nhân bằng một hợp đồng làm việc 8 tiếng/ngày với lương cao (2).

- Công ty Y đã phạm tội buôn người khi tịch thu hộ chiếu, giam giữ (1) (2) công nhân và bắt họ làm việc 16 tiếng mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần mà không trả lương (3).

Một số thí dụ không đủ yếu tố cấu thành hành vi buôn người:

- Công ty xuất khẩu lao động X ở Việt Nam ký hợp đồng đưa 12 công nhân sang cho công ty xây dựng Y ở nước Z (1) với điều kiện làm việc 8 tiếng/ngày, giờ phụ trội được trả gấp đôi, số giờ làm mỗi ngày tối đa là 10 tiếng, mỗi tuần 60 tiếng (3). Công ty Y tuân thủ hợp đồng. [Công ty X không phạm tội buôn người vì thiếu yếu tố (2) về lường gạt hoặc bắt cóc]

- Cô Lý Thị C được bà K tuyển (1) vào làm gái bán dâm có hợp đồng lao động ở nước X. Nước X không xem bán dâm là nghề bất hợp pháp nếu người hành nghề có giấy phép. Bà K đối xử với cô C theo đúng qui định của luật lao động. [Bà K không phạm tội buôn người vì thiếu yếu tố (2) và (3)]

Lưu ý: Cần phân biệt hành vi buôn người và hành vi đưa người nhập cảnh trái phép

Cần nhắc lại rằng hành vi buôn người phải có sự phối hợp của cả 3 yếu tố nêu trên. Nếu bị tách riêng thì từng yếu tố trên chưa chắc đã cấu thành tội phạm. Thí dụ pháp luật của nhiều nước thường không truy tố riêng rẽ việc tuyển mộ, việc lừa dối hay việc khai thác mãi dâm.

Hành vi buôn người phải có mục đích là sự bóc lột. Nếu thiếu mục đích bóc lột thì các hành vi tuyển mộ, chuyên chở, chứa chấp và tiếp nhận người qua biên giới có thể chỉ bị xem là hành vi đưa người nhập cảnh trái phép (human smuggling).

CamsaVietNam

Xem thêm:






0 nhận xét:

Post a Comment

 
Camsa Việt Nam © 2014 - 2015. All Rights Reserved. Design by: Blogger
Top