Giới thiệu

Giới thiệu

6 10 99
Giới thiệu 10 6 99
Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới ở Á Châu (CAMSA) là một mạng lưới phối hợp hoạt động của các tổ chức có cùng mục đích chống nạn buôn người ở Á Châu và khắp nơi trên thế giới. CAMSA là chữ viết tắt của tên tiếng Anh Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia.

CAMSA được thành lập vào tháng Hai năm 2008 và hiện (tháng 5/2011) gồm bốn thành viên Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển (Hoa Kỳ), Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế (Đức), Liên Hội Người Việt Canada (Canada) và Tenaganita.


Mục đích và Sứ mạng

CAMSA chủ trương bài trừ tận gốc nạn buôn người.

Sứ mạng của CAMSA là:

“Bài trừ mọi hình thức buôn người bằng cách cứu nạn nhân và giúp cho họ k hả năng tự bảo vệ; bằng cách kết nối và xây dựng năng lực cho các tổ chức phi chính phủ trong hoạt động chống buôn người; và bằng cách thúc đẩy sự dấn thân của cộng đồng quốc tế cũng như các chính phủ qua những vận động về chính sách và thực thi pháp luật.”

Nền tảng pháp lý

CAMSA sử dụng định nghĩa chính thức về buôn người của Liên Hiệp Quốc ở trong Hiệp Định Thư Palermo (Điều 3), là văn bản được đính kèm với Công ước về Tội phạm Có Tổ chức Xuyên quốc gia, như sau:

“Buôn người là hành vi tuyển mộ, chuyên chở, chuyển nhượng, chứa chấp và tiếp nhận con người cho mục đích bóc lột bằng cách hăm doạ hoặc sử dụng bạo lực hay bất cứ hình thức ép buộc nào khác; bằng cách bắt cóc, lường gạt, gian trá; bằng cách lạm dụng quyền lực hoặc lợi dụng sự yếu đuối hay lợi dụng việc đưa hoặc nhận tiền hoặc lợi ích để đạt được sự đồng ý của một người đang có quyền đối với một người khác. Ít nhất, hành vi bóc lột bao gồm sự lợi dụng hành vi mãi dâm của người khác hoặc các hình thức bóc lột tình dục khác, cũng như bao gồm lao động cưỡng bức hoặc dịch vụ cưỡng bức, việc giữ nô lệ hoặc những hành vi tương tự như hành vi giữ nô lệ, hành vi giữ nông nô hay hành vi lấy bộ phận cơ thể”.

Chương trình Hoạt động

Liên Minh CAMSA phối hợp với các tổ chức chuyên nghiệp để:
mở văn phòng hoạt động thường trực ở các quốc gia có đông công nhân Việt để:
giúp đỡ và bảo vệ cho các nạn nhân của nạn buôn người với mục đích bóc lột sức lao động của họ;
huấn luyện công nhân về sinh hoạt tương trợ, quyền lao động và nhân quyền;
huấn luyện về luật pháp và chính sách chống buôn người bằng cách:
gởi chuyên gia đến giúp các cơ quan chính quyền và tổ chức địa phương phát triển năng lực trong hoạt động phòng chống buôn người;
tổ chức hội nghị quốc tế hàng năm về phòng chống buôn người;
huấn luyện chuyên gia về phòng chống buôn người qua chương trình thực tập dài hạn;
phối hợp với các tổ chức luật gia và công đoàn quốc tế để khởi tố chủ nhân vi phạm hợp đồng và luật lao động;
hợp tác và hỗ trợ các chính quyền để phá vỡ các đường dây buôn người qua việc:
đóng góp thông tin cho bản phúc trình thường niên của các chính phủ trên thế giới;
giám sát việc bài trừ các đường dây buôn người;
thiết lập trang mạng www.CAMSA-coalition.org để thông tin bằng Anh ngữ và Việt ngữ;
tổ chức gây quỹ tài trợ mạng lưới văn phòng thường trực ở các quốc gia;
phát triển thêm tổ chức thành viên.

Một vài thành quả

176 nữ công nhân Việt ở Jordan được giải cứu khỏi cảnh bị bóc lột và đánh đập;
2.600 công nhân, trong đó có 1.300 người Việt, ở Mã Lai được bồi thường gần 1 triệu Mỹ kim;
Nhiều gia nhân Việt được cứu thoát khỏi cảnh giam lỏng và bóc lột trong gia đình ở Mã Lai;
Đường dây điện thoại nóng toàn quốc ở Mã Lai;
Hàng trăm trường hợp công nhân Việt gặp khó khăn đã được trợ giúp;
Trang blog thông tin cho công nhân lao động Việt ở Mã Lai;
Thiện nguyện viên đến từ các quốc gia khác nhau đứng ra tổ chức các lớp Anh văn, huấn luyện kỹ năng và mở rộng kiến thức đời sống cho công nhân Việt ở Mã Lai;
Chương trình thực tập sinh tạo cơ hội cho người trẻ ở Hoa Kỳ tham gia phòng chống buôn người.


Tiếp tay với CAMSA và đóng góp tài chính

Quý vị có thể tiếp tay bằng cách:
cung cấp tin tức về các vụ buôn người để bóc lột sức lao động;
phổ biến tin tức về Liên Minh CAMSA đến giới truyền thông địa phương;
tham gia các buổi huấn luyện về phòng chống buôn người;
đưa hoạt động của Liên Minh CAMSA đến địa phương mình;
tham dự chương trình tình nguyện viên;
tổ chức gây quỹ;
đóng góp tài chánh.

Liên lạc
Previous
Newer Post
Next
Older

0 nhận xét:

Post a Comment

 
Camsa Việt Nam © 2014 - 2015. All Rights Reserved. Design by: Blogger
Top