Bài 7: Buôn người cho mục đích khai thác nô lệ hoặc những hành vi tương tự

Bài 7: Buôn người cho mục đích khai thác nô lệ hoặc những hành vi tương tự

6 10 99
Bài 7: Buôn người cho mục đích khai thác nô lệ hoặc những hành vi tương tự 10 6 99
Ảnh minh họa
Chúng ta cần hiểu các khái niệm như nô lệ, buôn bán nô lệ, quyền sở hữu đối với người nô lệ và nô lệ mới.

Theo Điều 1, Công ước về Tình trạng Nô lệ năm 1929:  
(1) Nô lệ là vị thế hay tình trạng của người bị một người khác thực thi một hay tất cả những quyền hạn về sở hữu đối với họ.
(2) Buôn bán nô lệ bao gồm mọi hành vi liên quan đến việc bắt giữ, chiếm đoạt, chuyển nhượng một con người với ý định đưa người đó vào tình trạng nô lệ; bao gồm mọi hành vi liên quan đến việc chiếm đoạt một người nô lệ với ý định đưa họ đi bán hoặc trao đổi; bao gồm mọi hành vi chuyển
nhượng bằng cách bán hay trao đổi một người nô lệ đã chiếm đoạt cho mục đích đem đi bán hoặc đổi chác, và nói chung mọi hành vi buôn bán hoặc chuyên chở người nô lệ. 

Quyền sở hữu: Quyền sở hữu là quyền nói rằng một món đồ chỉ thuộc riêng về một người nào đó. Quyền này liên quan đến cả sở hữu vật chất (thân thể, đồ vật, sản phẩm) lẫn sở hữu tinh thần (quyền quyết định, quyền yêu đương, các sáng tác, bài viết, ...). Quyền hạn về sở hữu bao gồm quyền sử dụng, quyền buôn bán, quyền đổi chác, quyền thay đổi hoặc quyền cho thuê mướn vật đang sở hữu.

Người nô lệ không được xem là một con người tự do mà là vật sở hữu của người khác. Người nô lệ có thể bị giam giữ từ lúc bị bắt, từ khi bị bán đi hay từ khi mới sinh. Họ không có quyền tự ý rời chỗ ở đi nơi khác, không có quyền từ chối công việc, không có quyền được nhận thù lao cho công việc họ làm (như tiền lương). Nếu từ chối làm việc họ sẽ có thể bị đánh đập, bỏ đói, ...

Chúng ta cần phân biệt một hoàn cảnh làm việc xấu với một hoàn cảnh giống như tình trạng bị làm nô lệ. Theo LHQ, một tình trạng giống như bị làm nô lệ có đặc điểm là sự thiếu tự do triền miên. Bên cạnh các yếu tố khác như bị bắt làm quá sức, lợi dụng vị thế yếu kém một cách quá đáng khiến cho nạn nhân không còn cách chọn lực nào khác hơn là phải chấp nhận bị bóc lột.

Nô lệ mới: là những người bị bóc lột sức lao động qua những hình thức tinh vi như bắt làm để gán nợ. Một số công nhân "xuất khẩu lao động" có thể rơi vào tình trạng "nô lệ mới" khi phải đi làm để trả nợ ngân hàng. Để có tiền trả cho chi phí dịch vụ, ăn uống, máy bay, quần áo, huấn luyện, ... họ được các công ty môi giới mối lái đến vay mượn ngân hàng với điều kiện họ phải đem tài sản ra thế chấp cho ngân hàng. Trong thời gian ở nước ngoài họ bị mất nhiều quyền tự do căn bản như quyền tự do đi lại, đi du lịch hay hồi hương (vì bị tước đoạt hộ chiếu), quyền tự do tư tưởng, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do tình cảm, quyền tự do hội họp và lập hội, quyền tự do tham gia công đoàn, quyền đình công (vì hợp đồng cấm họ làm những điều này). Họ phải làm việc nhiều tiếng trong ngày, bị bóc lột sức lao động mà không được trả lương sòng phẳng, nhiều khi bị đánh đập chửi mắng và bị các công ty môi giới chuyển nhượng qua lại. Họ không có bảo hiểm sức khoẻ khi đau ốm mà chỉ có bảo hiểm tai nạn lao động mà thôi. Họ phải sống tập trung trong những căn hộ chật hẹp và thiếu vệ sinh; họ hoàn toàn phụ thuộc chủ về điều kiện ăn, sống, làm việc, chuyên chở; .... Là nạn nhân của cơ chế hai hợp đồng họ rất khó sử dụng các phương tiện pháp lý để đòi quyền lợi nơi chủ sử dụng lao động nước ngoài. Lý do là họ đã phải ký 2 hợp đồng khác nhau - hợp đồng nội với công ty môi giới, và hợp đồng ngoại với chủ sử dụng lao động nước ngoài – mà không có một hợp đồng chung quy định thẩm quyền của một cơ quan tài phán được mọi phía công nhận.

Ví dụ 1: Hình thức buôn bán nô lệ cũ.

Vào thế kỷ 17, 18 và 19. Người Phi bị bán và trao đổi làm nô lệ và bị đem lên tàu vượt biển sang Hoa Kỳ đến từ 8 khu vực khác nhau. Nô lệ ở Phi Châu bao gồm: Senegal, Gambia, Sierra Leone, Côte d'Ivoire, Ghana, Nigeria, Cameroon, Trung Phi và Mozambique.

Các vương quốc Phi Châu hùng cường dọc bờ biển thường bán những nhóm người này cho các thương buôn người Âu để đổi lấy các loại hàng hóa như hàng dệt và vũ khí.Vào những thế kỷ đó có khoảng 3,5 triệu người nô lệ gốc Phi ở Hoa Kỳ. Thời kỳ nô lệ này kéo dài đến khi tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln tuyên bố giải phóng nô lệ năm 1862. Ngày nay hình thức buôn bán nô lệ bị chiếm hữu như vậy ít xảy ra mà nô lệ ngày nay được thể hiện dưới hình thức tinh vi hơn qua ví dụ 2.

Ví dụ 2: Hình thức buôn bán nô lệ mới
 
Chị Nguyễn Thị Thành quê tại Nghệ An được anh Nguyễn Tiến giới thiệu qua Nga làm việc trong một công ty may mặc do anh Max làm quản lý, trước khi đi thì anh Nguyễn Tiến đã đại diện cho công ty ký hợp đồng với chị Nguyễn Thị Thành là chị được hưởng mức lương 1000$/1 tháng, làm việc ngày 8 tiếng và được hưởng tất cả các chế độ an sinh theo luật của Nga hiện hành. Mọi chi phí như vé máy bay và làm thủ tục, các giấy tờ thì anh Nguyễn Tiến đã lo tất cả nhưng anh Nguyễn Tiến bắt chị Thành ký vào một giấy ghi nợ và thế chấp giấy tờ nhà cho anh Tiến khi nào sang đó sẽ làm trả dần. Nhưng khi qua thì công ty bắt chị làm việc mỗi ngày 12-14 tiếng.

Sau khi sang Nga làm việc được 3 tháng thì chị Thành có đến gặp anh Max là quản lý để nhận gửi về cho gia đình thì anh Max cho biết: “Số nợ tiền vé máy bay và làm thủ tục giấy tờ thì chị Thành làm chưa có đủ” nên anh Max không cho chị Thành nhận lương, và sau 6 tháng chị Thành có đến đòi lương, nhưng vẫn nhận được câu trả lời vậy.

Cũng từ đó, công ty bắt chị làm việc từ 16-18 tiếng/ngày, và sống trong hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt, chị không dám trốn cũng như báo chính quyền vì chị đã ký vào giấy ghi nợ, nên chị đành phải làm việc cho công ty.

CamsaViệtNam

Xem thêm:









0 nhận xét:

Post a Comment

 
Camsa Việt Nam © 2014 - 2015. All Rights Reserved. Design by: Blogger
Top