Bài 2: Những biệt lệ của định nghĩa buôn người

Bài 2: Những biệt lệ của định nghĩa buôn người

6 10 99
Bài 2: Những biệt lệ của định nghĩa buôn người 10 6 99
Ảnh minh họa
Hiệp định thư về việc "Phòng Chống và Trừng phạt Hành vi Buôn người- đặc biệt đối với Phụ nữ và trẻ em", còn gọi là Hiệp định thư Palermo, có qui định hai biệt lệ đối với những thành phần yếu kém trong xã hội. Theo các khoản b, c và d của điều 3 Hiệp định thư Palermo thì:


(a) Buôn người là hành vi tuyển mộ, chuyên chở, chuyển nhượng, chứa chấp và tiếp nhận con người cho mục đích bóc lột bằng cách hăm doạ hoặc sử dụng bạo lực hay bất cứ hình thức ép buộc nào khác; bằng cách bắt cóc, lường gạt, gian trá; bằng cách lạm dụng quyền lực hoặc lợi dụng sự yếu đuối hay lợi dụng việc đưa hoặc nhận tiền hoặc lợi ích để đạt được sự đồng ý của một người đang có quyền đối với một người khác. Ít nhất, hành vi bóc lột phải bao gồm việc bóc lột sự mãi dâm của những người khác hoặc các hình thức bóc lột tình dục khác, cũng như bao gồm lao động cưỡng bức hoặc dịch vụ cưỡng bức, hành vi giữ nô lệ hoặc những hành vi tương tự như vậy, bao gồm hành vi giữ tôi đòi hay hành vi lấy bộ phận cơ thể;

(b) Sự đồng tình của nạn nhân trong hành vi buôn người cho mục đích bóc lột theo như qui định tại phần (a) của điều này sẽ không có giá trị khi bất cứ phương thức nào được liệt kê tại khoản (a) đã được đem ra áp dụng;

(c) Hành vi tuyển mộ, chuyên chở, chuyển nhượng, chứa chấp và tiếp nhận một trẻ em bị xem là hành vi buôn người cho dù hành vi này không sử dụng bất cứ phương thức nào được liệt kê tại khoản (a) của điều này;

(d) Trẻ em là người dưới mười tám (18) tuổi. 

1) Diễn giải khoản b, điều 3 về sự đồng tình hoặc ưng thuận.
 Điều 3 khoản b trong định nghĩa buôn người của Hiệp định thư Palermo nói rằng sự đồng tình hay ưng thuận của nạn nhân sẽ không còn giá trị nếu như các phương thức như hăm doạ, ép buộc, sử dụng bạo lực, bắt cóc, lường gạt, gian trá, lạm dụng quyền lực, lợi dụng sự yếu đuối, mua chuộc người bảo hộ đã được đem áp dụng. Chữ ký trên một hợp đồng sẽ không còn giá trị nếu nạn nhân không biết chữ, chỉ được đọc vội vàng, bị lừa dối, bị ép buộc, ... Trong điều kiện này hợp đồng dân sự sẽ không còn giá trị nữa. Như vậy các tổ chức buôn người sẽ khó mà vin vào chữ ký của nạn nhân để bắt buộc họ phải chịu cảnh bị bóc lột.

Thí dụ:
Bà X bị truy tố ra tòa vì đã bắt cô T làm tôi mọi trong nhà. Cô T khai rằng cô ta phải làm mọi việc trong nhà và ngoài đồng, mỗi ngày làm 18 tiếng, ăn cơm thừa và nhận đồng lương chết đói. Bà X đưa cho tòa xem một tờ giấy trên đó cô T ký ưng thuận mọi điều kiện làm việc như vậy. Bà X còn giữ hộ chiếu của cô T để đề phòng cô trốn về nước. Theo điều 3, khoản b của Hiệp định thư Palermo, tòa đã xử bà X 2 năm tù giam vì tội buôn người. Mảnh giấy đồng ý của cô T không có hiệu lực vì người của bà X đã dọa giết con cô T nếu cô không chịu ký.

Công ty xuất khẩu lao động X ở Việt Nam phạm tội buôn người vì đã chuyên chở 12 công nhân sang làm cho công ty xây dựng Y ở nước Mã Lai. Ở Việt Nam các công nhân ký với công ty X một hợp đồng lao động (nội) với số giờ làm việc là 8 tiếng mỗi ngày, 6 ngày mỗi tuần, với đồng lương 500 dollar/tháng. Vừa sang đến Mã Lai, công ty X đưa cho các công nhân ký một bản hợp đồng lao động (ngoại) bằng tiếng Anh với công ty Y. Bản hợp đồng lao động (ngoại) qui định số giờ làm việc là 10 tiếng mỗi ngày, 6 ngày mỗi tuần, với đồng lương 300 dollar/tháng cộng thêm lương khoán sản phẩm. Công nhân nói rằng khi đến phi trường họ mệt quá và không hiểu tiếng Anh nên đã ký. Tòa án Mã lai xử phạt công ty Y vì tội buôn người và xem chữ ký của công nhân trên bản hợp đồng lao động (ngoại) là không có giá trị vì công nhân Việt Nam không biết tiếng Anh.

2) Diễn giải khoản c, điều 3 về vấn đề trẻ em
 Nếu có trẻ em (người dưới 18 tuổi) bị bóc lột trong một hành vi buôn người thì thủ phạm sẽ bị truy tố vì tội buôn người mà không cần biết người đó đã dùng phương thức nào để đưa trẻ em vào hoàn cảnh đó.

Thiếu niên, thiếu nhi là thành phần dễ bị tổn thương nhất trong xã hội. Người lớn, cha mẹ, họ hàng, bạn bè, … đều có thể là thủ phạm để buôn bán các em. Cho nên khoản c, điều 3 Hiệp định thư Palermo giúp cho nhà chức trách dễ dàng truy tố các tội phạm.

Thí dụ:
Nếu bị đem bán để hoạt động tình dục (sex work) thì một trẻ vị thành niên sẽ đương nhiên được xem là nạn nhân của nạn buôn người, mà không cần biết người ta đã có dùng các phương thức bạo lực, ép buộc và gian trá với em này hay không.

CamsaVietNam

Xem thêm:





0 nhận xét:

Post a Comment

 
Camsa Việt Nam © 2014 - 2015. All Rights Reserved. Design by: Blogger
Top