Bài 1: Định nghĩa về buôn người

Bài 1: Định nghĩa về buôn người

6 10 99
Bài 1: Định nghĩa về buôn người 10 6 99
Ảnh minh họa
1. Định nghĩa quốc tế về hành vi buôn người

Điều 3 của Hiệp định thư về việc “Chống và Trừng phạt Nạn Buôn người- đặc biệt đối với Phụ nữ và trẻ em” của Liên Hiệp Quốc đã định nghĩa buôn người như sau:

(a) Buôn người là hành vi tuyển mộ, chuyên chở, chuyển nhượng, chứa chấp và tiếp nhận con người cho mục đích bóc lột bằng cách hăm doạ hoặc sử dụng bạo lực hay bất cứ hình thức ép buộc nào khác; bằng cách bắt cóc, lường gạt, gian trá; bằng cách lạm dụng quyền lực hoặc lợi dụng sự yếu đuối hay lợi dụng việc đưa hoặc nhận tiền hoặc lợi ích để đạt được sự đồng ý của một người đang có quyền đối với một người khác. Ít nhất, hành vi bóc lột phải bao gồm việc bóc lột sự mãi dâm của những người khác hoặc các hình thức bóc lột tình dục khác, cũng như bao gồm lao động cưỡng bức hoặc dịch vụ cưỡng bức, hành vi giữ nô lệ hoặc những hành vi tương tự như vậy, bao gồm hành vi giữ tôi đòi hay hành vi lấy bộ phận cơ thể;

(
b) Sự đồng tình của nạn nhân trong hành vi buôn người cho mục đích bóc lột theo như qui định tại phần (a) của điều này sẽ không có giá trị khi bất cứ phương thức nào được liệt kê tại khoản (a) đã được đem ra áp dụng;

(c) Hành vi tuyển mộ, chuyên chở, chuyển nhượng, chứa chấp và tiếp nhận một trẻ em bị xem là hành vi buôn người cho dù hành vi này không sử dụng bất cứ phương thức nào được liệt kê tại khoản (a) của điều này;


(d) Trẻ em là người dưới mười tám (18) tuổi.
 
2. Vài cột mốc lịch sử:
Về mặt lịch sử, khái niệm “buôn người” có liên quan mật thiết với khái niệm “nô lệ“ nên nhiều người còn gọi buôn người là một hình thức “buôn nô lệ trong thời đại mới”.

Việc nghiêm cấm buôn bán và giam giữ nô lệ là một nhân quyền căn bản được pháp chế hóa sớm nhất, bắt đầu bằng Tuyên bố chung của Hội nghị Brussels về việc chấm dứt tình trạng buôn bán nô lệ Phi Châu vào năm 1889, sau này được chính thức đưa lên thành Công ước vào năm 1926 cũng như đưa vào điều 4 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc vào năm 1948.
Khái niệm “buôn người” đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em - chính thức được sử dụng trong Công ước “Cấm buôn người và cấm khai thác mãi dâm” của Liên Hiên Quốc vào năm 1949.

Vấn đề buôn người xuyên quốc gia được LHQ chính thức tìm cách đối phó bằng Hiệp định thư về việc “Phòng Chống và Trừng phạt Nạn Buôn người- đặc biệt đối với Phụ nữ và trẻ em” thông qua ngày 15/11/2000 và còn được gọi tắt là Hiệp định thư Palermo. Hiệp định thư Palermo tự nó là một thỏa ước quốc tế dù được đính kèm theo “Công ước chống Tội phạm có Tổ chức Xuyên quốc gia” của LHQ.

Việt Nam gia nhập Hiệp định thư Palermo vào ngày 8/6/2012.

CamsaVietNam

Xem thêm:



0 nhận xét:

Post a Comment

 
Camsa Việt Nam © 2014 - 2015. All Rights Reserved. Design by: Blogger
Top