Bài 12: Buôn người với phương thức ép buộc

Bài 12: Buôn người với phương thức ép buộc

6 10 99
Bài 12: Buôn người với phương thức ép buộc 10 6 99
Ảnh minh họa

Nói chung ép buộc là cách đem một hậu quả tai hại ra doạ để đạt được mục đích. Trong vấn đề buôn người, hành vi ép buộc là sự hăm doạ gây thiệt hại nặng nề cho một người; hoặc là hành vi câu thúc (giam giữ) một người; hoặc là bất cứ âm mưu, kế hoạch hay kiểu cách nào nhằm mục đích làm cho một người phải tin rằng nếu họ không làm một điều gì đó thì họ sẽ gây ra thiệt hại nặng nề cho một người khác hoặc làm một người khác bị câu thúc; hay là sự lạm dụng hoặc doạ sẽ lạm dụng thủ tục pháp lý.

Trong lãnh vực lao động, người chủ có thể dùng các thủ đoạn ép buộc như giảm lương, sửa đổi số tiền nợ, trả lương bằng phẩm vật hay không trả lương. Đây là những cách hữu hiệu dùng để bắt công nhân làm việc trong những điều kiện mà bình thường ra họ không thể chấp nhận được. Thông thường các thủ đoạn về trả lương còn đi song song với các biện pháp ép buộc khác.

Ví dụ:

Cô Nguyễn Thi Phương kết hôn với một người chồng Hàn Quốc, vợ chồng cô sinh sống ở tỉnh Chungbuk được 1 năm thì ly dị, cô được chia một số tài sản với 78 triệu won. Trong lúc cô Phương gặp khó khăn thì cô được gặp bà Rask tỏ ra là người tử tế, sau đó được bà đưa về làm việc cho nhà hàng của bà. Bà đã đứng tên làm sổ ngân hàng cũng như trả tiền lương hàng tháng cho cô Phương. Vì cô chưa có đầy đủ giấy tờ và chưa thông thạo tiếng Hàn.

Công việc mỗi lúc một nặng nề làm cho cô mệt mỏi và ốm yêu. Ngoài công việc làm ở nhà hàng thì bà Rask bắt cô làm việc tại nhà riêng của bà, cô phương đã xin nghỉ việc, nhưng bà đe dọa nếu cô nghỉ thì cô sẽ không được nhận lại sổ ngân hàng của mình.

CamsaVietNam

Xem thêm:















0 nhận xét:

Post a Comment

 
Camsa Việt Nam © 2014 - 2015. All Rights Reserved. Design by: Blogger
Top