Bài 11: Buôn người để cưỡng bước lao động bằng hình thức hăm dọa.

Bài 11: Buôn người để cưỡng bước lao động bằng hình thức hăm dọa.

6 10 99
Bài 11: Buôn người để cưỡng bước lao động bằng hình thức hăm dọa. 10 6 99
Ảnh minh họa
 Hăm doạ là sự biểu lộ của ý định muốn hãm hại hay trừng phạt người khác. Cơ quan Lao đông Quốc tế (ILO) phân biệt nhiều hình thức hăm doạ. Nặng nề nhất là việc hăm doạ sẽ giết nạn nhân hay thân nhân của họ. Nhưng cũng có những hình thức hăm doạ tinh vi, kể cả hăm doạ tâm lý thí dụ như doạ sẽ tố cáo với cảnh sát, với cơ quan di trú, với trưởng tộc, ... về một việc làm xấu hoặc đáng xấu hổ của nạn nhân. Việc thu giữ giấy tờ tuỳ thân được xem là một hình thức hăm doạ hữu hiệu để cưỡng bức lao động.


Ví dụ

Một cô gái Việt Nam tên là Diễm Như 28 tuổi cho biết. Cô hiện giúp việc “chui” bán thời gian cho một gia đình ở Doha, sau khi bỏ trốn khỏi nhà chủ cũ. Nếu bị phát hiện vi phạm hợp đồng, cô sẽ bị giam nhiều tháng trước khi bị trục xuất.

Diễm Như có muốn về nước cũng không được vì giấy tờ tùy thân đã bị nơi sử dụng lao động cất giữ. Vì theo quy định ở Qatar, người làm thuê không được phép rời khỏi nước này, dù với bất cứ lý do gì, trước khi có sự đồng ý của chủ. Khi chấp nhận làm nghề giúp việc nhà ở Qatar có nghĩa là Diễm Như cũng như người phụ nữ ấy chấp nhận giao số phận của mình vào tay chủ.

CamsaVietNam

Xem thêm:












0 nhận xét:

Post a Comment

 
Camsa Việt Nam © 2014 - 2015. All Rights Reserved. Design by: Blogger
Top