Ảnh minh họa |
Giải thích các từ bóc lột.
Những giải thích về từ ngữ sau đây chỉ có tính cách gợi ý vì khi muốn áp dụng định nghĩa buôn người của Hiệp Định Thư Palermo cho một quốc gia nào thì chúng ta cần tham khảo thêm luật pháp của quốc gia đó.Hiệp Định Thư Palermo đã qui định bắt các quốc gia thành viên phải hình sự hoá các hành vi buôn người nên các quốc gia này sẽ phải định nghĩa và giải thích rõ các từ ngữ liên quan đến tội phạm này. Tuy nhiên khi có một quốc gia cố tình tránh né áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế thì các NGO cần chiếu theo luật quốc tế để hoạt động. Phần trình bày sau đây dựa vào những tiêu chuẩn quốc tế hoặc sự đồng thuận rộng lớn trên thế giới về những khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề buôn người.
Những giải thích về từ ngữ sau đây chỉ có tính cách gợi ý vì khi muốn áp dụng định nghĩa buôn người của Hiệp Định Thư Palermo cho một quốc gia nào thì chúng ta cần tham khảo thêm luật pháp của quốc gia đó.Hiệp Định Thư Palermo đã qui định bắt các quốc gia thành viên phải hình sự hoá các hành vi buôn người nên các quốc gia này sẽ phải định nghĩa và giải thích rõ các từ ngữ liên quan đến tội phạm này. Tuy nhiên khi có một quốc gia cố tình tránh né áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế thì các NGO cần chiếu theo luật quốc tế để hoạt động. Phần trình bày sau đây dựa vào những tiêu chuẩn quốc tế hoặc sự đồng thuận rộng lớn trên thế giới về những khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề buôn người.
Phần giải thích từ ngữ sau đây sẽ được phân chia theo các yếu tố cấu thành tội buôn người là mục đích, phương thức và hành vi. Sau đó là phần nói thêm về sự đồng tình của nạn nhân và những ngoại lệ trong việc áp dụng HĐT Palermo.
Mục đích bóc lột (exploitation): Một cách tổng quát, một người bị xem là bóc lột khi bị một người khác hưởng lợi một cách bất chính trên công sức của họ bằng cách bắt họ phải làm việc trong điều kiện gian khổ và không thể chấp nhận được về mặt luân lý đạo đức.
Như vậy "bóc lột" là một khái niệm tương đối. Do đó Hiệp Định Thư Palermo qui định mỗi quốc gia thành viên phải ra luật để định nghĩa khái niệm "bóc lột" này. Tuy nhiên Hiệp Định Thư Palermo qui định ít nhất tất cả các quốc gia thành viên phải xem những hành vi liệt kê sau đây là hành vi bóc lột: Hành vi khai thác sự mãi dâm của người khác hoặc các hình thức bóc lột tình dục khác, hành vi khai thác lao động cưỡng bức hoặc dịch vụ cưỡng bức, hành vi khai thác nô lệ hoặc những hành vi tương tự như vậy, hành vi khai thác tôi đòi hay lấy bộ phận cơ thể.
Một chỉ dấu đơn giản cho thấy có sự bóc lột sức lao động của công nhân là việc trả tiền cho họ dưới mức lương tối thiểu được luật pháp qui định hay dưới mức lương đã hứa trong bản hợp đồng đã ký với họ. Những chỉ dấu khác là việc bắt công nhân làm việc liên tục nhiều ngày, nhiều tuần hoặc nhiều tháng liên tiếp trên 8 tiếng cho đến 16 tiếng mỗi ngày, 6 ngày mỗi tuần mà không được trả lương phụ trội hoặc được sự ưng thuận của công nhân, không cho đi vệ sinh trong giờ làm việc, phải làm việc trong môi trường bụi bậm, tối tăm hay độc hại, ...
Thí dụ: Mục đích bóc lột
Chị Nguyễn Thị Ánh Tuyết quê ở Nghệ An đi vào Sài Gòn để tìm việc, sau một tuần cô đã tìm kiếm được một cộng việc ưng ý, ở một công ty dày da Thành Long tại quận Nhất. Cô đã thỏa thuận ký bản hợp đồng mà công ty đề ra với mức lương 3 triệu đồng mỗi tháng, giờ làm việc hành chính (8 tiếng mỗi ngày), nếu tăng ca 1 tiếng sẽ được tính tiền với giá gấp đôi là 2 tiếng so với ngày làm bình thường.
Trong 3 tháng làm việc đầu tiên cô được trả tiền đầy đủ, nhưng kể từ tháng thứ 4 trở đi thì cô không nhận được tiền phụ trội, mà số tiền này thì bị ông chủ lấy hết. Mặc dù ngày nào cô cùng làm tăng ca thêm 4 tiếng. Hàng tháng cô nhận tiền lương với giá 1 triệu đồng/tháng, không đủ trang trải cuộc sống. Cho nên, cô cùng với một số công nhân đòi nghỉ việc, nhưng tất cả những người đòi nghỉ việc và đòi bỏ trốn đềù bị nhân viên bảo vệ của công ty đập đánh và giám sát chặt chẻ hơn.
CamsaVietNam
0 nhận xét:
Post a Comment