Tiếng kêu cứu khẩn thiết của người lao động Việt Nam từ Ả- rập Xê- út

Tiếng kêu cứu khẩn thiết của người lao động Việt Nam từ Ả- rập Xê- út

6 10 99
Tiếng kêu cứu khẩn thiết của người lao động Việt Nam từ Ả- rập Xê- út 10 6 99

Bữa ăn của lao đông Việt Nam tại Ả-râp Xê-út (ảnh do người lao động gửi email)

LTS: Những “lao động nô lệ”, đã và đang bị bắt làm việc ít 12 tiếng mỗi ngày trong trại lao động cưỡng bức ở Ả-rập Xê-út. Họ đã bị ngược đãi, chèn ép một cách bất công, tiền lương quá thấp, chế độ sinh hoạt không đảm bảo,.. phải làm việc quá thời gian quy định, trái với bản hợp đồng mà 2 bên đã ký kết làm việc 8h/ngày, vào ngày 21/11/2014

Đây là việc làm sai trái của chủ sử hửu lao động ở Ả-rập Xê-út và sự vô trách nhiệm của Công ty Cổ phần đầu tư Vĩnh Cát đưa họ đi. Đề nghị các cơ quan ban nghành: Cục quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐTB & XH sớm vào cuộc, để làm rõ và đưa các công nhân lao động ở đây sớm được hồi hương.
Xin mời quý độc giả xem chi tiết vụ việc qua trang báo giaoducvietnam.vn dưới đây.



(ĐỨC THIỆN -THỤY MIÊN): "Hãy cứu chúng tôi, chúng tôi bị ngược đãi, bị bắt làm quá giờ mà không được công, lương thấp, ăn uống kham khổ, chỗ ở chật chội dễ bị bệnh tật..."

Lao động kêu cứu!

Thông qua đường dây nóng, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được thư kêu cứu của một số lao động người Việt Nam tại Ả-rập Xê- út, phản ánh về việc họ bị chủ sử dụng lao động vắt kiệt sức lao động, tiền lương thấp, chế độ sinh hoạt chưa đảm bảo…

Cũng vì không chịu được cảnh tủi nhục, chỉ hơn 3 tháng làm việc tại xứ sở dầu mỏ, anh Lê Hữu Đạo (Sinh năm 1993, trú tại xã Thiệu Lý, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa) cùng nhiều lao động khác đã lén ghi lại những bằng chứng tố cáo chủ sử dụng lao động đối xử bất công, sự vô trách nhiệm của công ty xuát khẩu lao động đưa họ đi. Tất cả đều không được quan tâm giair quyết nên họ gửi thư kêu cứu về quê nhà, với hy vọng được giải cứu.

Trong thư Đạo viết: “Ngày 21/11/2014 chúng tôi ký hợp đồng lao động với Công ty Cổ phần đầu tư Vĩnh Cát (có trụ sở tại Hà Nội) đi làm việc tại Ả-rập Xê- út đến nay đã được hơn 3 tháng. Ngành nghề lao động phổ thông (bốc vác tương ớt). Chế độ làm việc ngày làm việc 8 giờ, lương 1000 riyadh/1 tháng (tương đương 5.500.000 đồng), chưa bao ăn, ở. Tháng đầu chúng tôi làm tròn một tháng, tính cả thời gian tăng ca (4 tiếng/ngày), chủ sử dụng lao động chỉ trả 1.300 riyadh (tương đương 7.000.000 đồng)".

"Thu nhập như vậy không đáp ứng được với nhu cầu sống cũng như sức lao động chúng tôi bỏ ra. Thực tế đó khác xa với những lời hứa của đại diện công ty xuất khẩu lao động động đã nói trước đó”, anh Đạo cho biết qua thư điện tử.

Đạo chia sẻ, anh và nhiều lao động khác tại Ả-rập Xê-út đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất khi họ bị chủ sở hữu lao động đối xử không công bằng: “Về chế độ ăn uống, một ngày chúng tôi được phát 01 hộp cá 215g, chia đều cho 4 người, nếu không có cá thì thay bằng 01 hộp xúc xích, 340g và rau, ngoài ra, không có gì khác. Hai món này bám riết chúng tôi ngày này qua ngày khác, ngày nghỉ chúng tôi không được phát thức ăn. Với chế độ ăn như thế thì làm sao người lao động có sức để làm việc”, anh Đạo cho biết thêm về tình trạng khổ cực của người lao động.

Chưa hết, “Nếu chúng tôi làm việc 8h/ngày theo quy định mà không làm tăng ca thì chủ không cho xe đón, phải đi bộ 20km về chỗ ở. Đêm về bắt anh em bốc vác cả đêm tại chỗ ở. Nếu đau ốm tự bỏ tiền chữa trị, không có tiền chủ không chở đi, thậm chí chúng tôi mua sữa về uống chủ cũng thu, không cho uống…”.

“Bây giờ không còn cách nào khác, chúng tôi chỉ mong cơ quan chức năng vào cuộc để đưa anh em về nước đoàn tụ cùng gia đình”, Đạo nói.

Được biết, đơn vị ký hợp đồng đưa những người lao động đang kếu cứu này đi làm việc tại Ả-rập Xê-út là Công ty Cổ phần đầu tư Vĩnh Cát, có trụ sở tại Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội.

Giấc mộng hồi hương

Ở cái thời đẹp nhất của tuổi thanh xuân, Đạo cùng nhiều lao động khác mang theo giấc mơ đổi đời nơi xứ lạ. Những tưởng, sau khi đi xuất khẩu lao động, sẽ giúp đỡ gia đình bớt khó khăn hơn về mặt kinh tế, nhưng sau khi đặt chân xuống nơi đất khách quê người họ mới nhận ra rằng, cuộc sống nơi đây chẳng như mình nghĩ.


Bà Lê Thị Bảo (mẹ Đạo, bên phải) chia sẽ với phóng viên (ảnh: Đức Thiện)
Lần theo thư kêu cứu, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã tiếp cận một số gia đình có con em đi xuất khẩu lao động hiện đang làm việc tại Ả-rập Xê-út, để lắng nghe những chia sẻ, tâm nguyện của họ.

Mọi hy vọng về tương lai của người thân dần tiêu tan khi đón nhận tin con mình bị đối xử bất công nơi đất khách quê người.

Lê Thị Bảo (mẹ của Đạo) tâm sự: “Thấm thía nỗi khó khăn, nhọc nhằn vì hoàn cảnh kinh tế gia đình, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, Đạo đã động viên bố mẹ cho đi xuất khẩu lao động. Ai ngờ đi sang bên đó, cháu còn vất vả hơn ở nhà”.

Nhận được điện thoại của con trai gọi về kể việc bị chủ nhà ngược đãi, đối xử bất công, người mẹ già cũng chỉ biết ngậm ngùi chua xót: “Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn và cũng không biết kêu ai nên tôi cũng chỉ biết động viên cháu cố gắng làm ăn”.

Qua câu chuyện của phóng viên, bà Bảo lập tức gọi điện cho con để hỏi han tình hình, thì nhận được phản hồi, Đạo đang nghỉ ốm vì làm việc kiệt sức và chế độ ăn uống không đảm bảo: “Tôi mong các nhà báo, cơ quan chức năng giúp đỡ để Đạo sớm được về nước, đoàn tụ với gia đình".

Mong mỏi số 1 của mẹ anh Đạo cũng là của hàng chục thân nhân các lao động khác mà chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu, gặp gỡ.

Nguyên vọng ấy đang được Công ty Vĩnh Cát ứng xử thế nào? Cục quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐTB&XH đã vào cuộc hay chưa?...Chúng tôi sẽ trở lại trong bài viết tiếp theo.

Tin-ảnh: GDVN: http://www.giaoducvietnam.vn/GDVN-POST156294.GD

0 nhận xét:

Post a Comment

 
Camsa Việt Nam © 2014 - 2015. All Rights Reserved. Design by: Blogger
Top