Những mảnh đời bất hạnh của công nhân Mã Lai 1: Nguyễn Đình Lộc: chấm dứt ước mơ xuất khẩu lao động.

Những mảnh đời bất hạnh của công nhân Mã Lai 1: Nguyễn Đình Lộc: chấm dứt ước mơ xuất khẩu lao động.

6 10 99
Những mảnh đời bất hạnh của công nhân Mã Lai 1: Nguyễn Đình Lộc: chấm dứt ước mơ xuất khẩu lao động. 10 6 99

LĐV - Nguyễn Đình Lộc, sinh năm là con trai út trong một gia đình có 4 người con. Các anh chị đã vì sinh kế đi làm ăn xa. Xã Đồng Văn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An nơi Lộc sinh ra và lớn lên là một thị xã nghèo nàn, người dân chỉ biết làm ruộng. Ai có chút ước mơ làm giàu thì cũng đã bỏ làng mà đi. Bố Lộc mất sớm, là con út, Lộc ở lại lo cho Mẹ già bằng nghề làm ruộng thuê.

Khi chiến dịch tuyển người đi xuất khẩu lao động về làng đã mở ra cho Lộc một hy vọng mới cho cuộc đổi đời. Nhà không có vốn. Lộc đã cầm thế sổ đỏ ( chứng từ sở hữu nhà) của gia đình cùng với sổ đỏ mà Lộc mượn của họ hàng để đủ số tiền 2000 đô-la Mỹ đóng cho công ty môi giới để được đi xuất khẩu lao động ở Mã Lai.

Theo công ty môi giới, với hợp đồng 3 năm lao động thì chỉ một năm sau là anh sẽ trả hết nợ. Hai năm còn lại là “chỉ lo làm giàu”. Thế là Lộc hớn hở từ giả Mẹ già lên đường sang Mã Lai với giấc mơ đổi đời.
Sang Mã Lai năm 2011, Lộc được đưa vào công ty gỗ Shantawood ở Melaka. Một thành phổ biển thuộc miền Tây Nam của Mã lai. Thấm thoát đã ba năm làm việc tại công ty này mà số tiền nợ mượn ngân hang vẫn chưa trả hết, trong khi đó thì hợp đồng sắp hết hạn. Với số lương hàng tháng, Lộc chỉ đủ chi trả cho các khoản tiền nhà, điện nước và tiền lãi ngân hàng và ăn uống hàng ngày. Nhiều bạn bè khác của Lộc đã bỏ công ty mà đi vì lương thấp và không có giờ làm thêm để kiếm tiền.

Lộc vẫn an phận với công việc mình làm và hy vọng sẽ có một phép mầu nào đó chăng để cải thiện công việc, đem lại chút mà hồng cho cuộc đời công nhân lưu lạc xứ người ?

Nhưng ba năm qua rồi mà chút màu hồng cuộc đời của Lộc vẫn chẳng thấy đâu. Và một ngày, số phận nghiệt ngã lại đổ ập xuống thân phận của người công nhân bất hạnh này:

Ngày chúa nhật định mệnh 17 tháng 8 vừa qua, Lộc mượn xe máy của người bạn cùng phòng đi chợ mua thức ăn. Đi được một đoạn đường thì Lộc bất ngờ té xuống và bất tỉnh.

Bạn của Lộc đợi mấy tiếng đồng hồ sau vẫn không thấy Lộc đi chợ về, gọi điện thoại cho Lộc thì cảnh sát Mã Lai bắt điện thoại và cho biết Họ bắt gặp Lộc nằm bất tỉnh ở dọc đường nên đã đưa vào nhà thương Melaka lúc 11 giờ ngày chúa nhật 17 tháng 8.

Vì Lộc là thành viên của Lao Động Việt, chi nhánh Melaka nên bạn bè Lộc thông báo cho cán bộ của Lao Động Việt. Ngay lập tức, anh Bình, đại diện cho Lao Động Việt tại Mã Lai đã đến bệnh viện thăm Lộc. Nhưng từ lúc té đến giờ Lộc đã không tỉnh trở lại. Lúc 5 giờ chiều hôm sau ( 18 tháng 8) thì bệnh viện báo là Lộc đã tắt thở vì chấn thương sọ não.

Anh Bình, đại diện Lao Động Việt, chi nhánh Mã Lai đã tiến hành các bước sau:

- Tập hợp các thành viên của Lao Động Việt lại và quyên góp được 600 Ringgit ( đơn vị tiền Mã Lai, tương đương với khoảng 200 USD) để lo nhang khói và các tang lễ cho Lộc tại nhà thương

- Báo cho gia đình Lộc tại Việt Nam

- Liên hệ với chủ công ty Shantawood để điều đình. Đây là bước khó khăn nhất : Chủ công ty không muốn trả tiền bảo hiểm cho công nhân Lộc vì họ nói rằng Lộc bị tai nạn ngoài giờ làm việc nên trách nhiệm không phải ở họ.

Tiền nhà thương và tiền mang xác Lộc trở về Việt Nam không phải là một số tiền nhỏ. Lộc sau 3 năm làm việc thì tay trắng vẫn hoàn tay trắng mà gia đình thì quá nghèo, không đủ khả năng để thành toán các khoản tiền này.

Sau nhiều lần thương thảo, cuối cùng anh Bình đã thuyết phục được chủ công ty Shantawood bồi thường tiền nhà thương, lo thủ tục khai từ và mang thi hài anh Lộc về phi trường Nội Bài, Hà Nội. Từ phi trường về nhà và các khoản hậu sự sau đó, chủ công ty không nhận bồi thường. Như thế cũng đã là một thành công đáng kể trong một xã hội mà luật lệ còn rất mù mờ đối với các công nhân xuất khẩu lao động

Lao Động Việt đã liên lạc với anh của Lộc là anh Nguyễn Đình Phước ở Việt Nam và cho biết Lao Động Việt sẽ tìm cách hỗ trợ cho thành viên của mình.

Ngày 25 tháng 8 vừa qua Lao Động Việt đã gửi về gia đình Lộc 700 ASD từ đóng góp của:

- Chị Huệ ( Mỹ) : 200 USD

- Anh Hùng ( Úc): 300 ASD

- Một thân Hữu ( Sydney, Úc): 200 ASD

Cho tới hôm nay, người công nhân xấu số đã mồ yên mã đẹp . Mẹ của anh cũng đã được thành viên Lao Động Việt đến tận nhà an ủi và chia buồn.

Gia đình Lộc ở Nghệ An rất nghèo, tất cả anh chị em đều phải đi làm xa để kiếm ăn. Lộc là con út, nhưng rồi cũng không thể nuôi Mẹ bằng nghề làm ruộng thuê nên phải chọn con đường xuất khẩu lao động, những tưởng sẽ giúp được Mẹ già.

Người Mẹ bệnh hoạn của Lộc cũng đã thế chấp nhà cửa để mượn tiền cho con đi lao động xứ người, những mong ngày nào con mình trả hết nợ thì có tiền gửi về giúp gia đình. Nào ngờ, tiền đâu chẳng thấy mà chỉ thấy xác con mình trong chiếc hòm xơ xác gửi về từ xứ Mã.

Hiện Mẹ Lôc rất xuống tinh thần nên bệnh đã nặng, càng ngặt nghèo thêm. Trong mái nhà tranh nghèo tại xã Đồng Văn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An giờ chỉ còn trơ trọi mình Bà. Nếu không có số tiền của Lao Động Việt gửi về giúp đỡ thì có lẽ gia đình Bà cũng không xây được cho con nấm mộ.

Đây là một trong những công tác mà Lao Động Việt hỗ trợ cho thành viên của mình cũng như những công nhân không là thành viên của Lao Động Việt để tỏ tình tương thân tương trợ với những người công nhân xa xứ, vì hoàn cảnh phải tha phương cầu thực mà số phận không may lại giáng xuống gia đình họ thêm phần nhiều phần khốn khổ.

Nguồn: laodongviet

0 nhận xét:

Post a Comment

 
Camsa Việt Nam © 2014 - 2015. All Rights Reserved. Design by: Blogger
Top