Ảnh minh họa |
Trung tá, Ths. Đào Trung Hiếu: Tội phạm bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em (người chưa đủ 16 tuổi) để tống tiền cha mẹ diễn biến hết sức nguy hiểm và khó lường tại Việt Nam, với sự gia tăng nhanh chóng về số vụ, cùng thủ đoạn gây án tinh vi, tính chất ngày càng táo tợn, liều lĩnh. Kẻ bắt cóc lấy sự an toàn về tính mạng, sức khỏe của trẻ để mặc cả, uy hiếp tinh thần, tạo áp lực lên gia đình nạn nhân, buộc họ phải đưa tài sản hoặc trả nợ… thì mới thả người.
Thủ đoạn đa dạng
Thủ đoạn bắt cóc trẻ em hiện nay rất đa dạng. Bọn tội phạm có thể sử dụng những “chiêu thức” như: Phát hiện trẻ chơi một mình ngoài đường, đi cùng bố mẹ ra nơi công cộng nhưng ở vị trí cách xa người lớn, đối tượng tìm cách tiếp cận, bắt quen rồi dùng những thứ hấp dẫn trẻ nhỏ như bánh kẹo, sách truyện, đồ chơi để câu nhử, dụ dỗ trẻ em đi theo chúng.
Giả danh người nhà của trẻ, hoặc là người được bố mẹ trẻ nhờ đón, để lừa giáo viên, lừa các cháu học sinh mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở… để đưa đi.
Đóng giả làm y tá, bác sĩ hoặc bệnh nhân, người nhà bệnh nhân để lân la làm quen với sản phụ tại các bệnh viện, rồi lợi dụng sơ hở để bắt cóc trẻ sơ sinh; có trường hợp chúng giả danh thân nhân sản phụ, ngang nhiên đón trẻ sơ sinh từ tay y tá rồi bế đi.
Lợi dụng quan hệ quen biết hoặc lòng tốt của người dân, đối tượng tạo hoàn cảnh khó khăn để xin ngủ nhờ, rồi nhân lúc người nhà đang say giấc, chúng ra tay bắt cóc hoặc cướp luôn đứa trẻ rồi tẩu thoát.
Tấn công vào các gia đình, giết bố mẹ, người lớn… để bắt cóc trẻ em (ở các khu vực biên giới). Theo dõi những phụ nữ chở con nhỏ đi trên đường, không đeo đai an toàn, đối tượng chủ động va quệt xe vào họ gây tai nạn; trong lúc bà mẹ đang nằm ra đường, đồng bọn của chúng vờ là người đi đường tốt bụng bế đứa trẻ lên rồi phóng đi. Bắt cóc chính con, em, cháu ruột của mình để tống tiền người thân.
Trẻ em bị lạc bố mẹ, lạc đường, đối tượng đến dỗ dành, tỏ ra đáng tin cậy rồi lừa đưa các cháu đi.
Lợi dụng tình trạng khó khăn của trẻ em đường phố (đi ăn xin, bán báo, đánh giày…) để dụ dỗ, lừa gạt hoặc dùng vũ lực bắt đi.
Cướp giật trẻ nhỏ trên tay người mẹ tại các nơi công cộng như chợ, siêu thị, đường xá. Đối tượng lợi dụng quen biết với gia đình, với trẻ, đón lõng các cháu trên đường đi học về, rủ đi chơi, xin đi nhờ… rồi bắt cóc tống tiền hoặc cướp tài sản. Kết bạn với trẻ qua mạng xã hội như facebook, Zalo… rồi rủ rê đi chơi, thăm quan, xem phim với chúng để bắt cóc, chiếm đoạt.
Qua những vụ án bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em đã xảy ra, có thể thấy những đặc điểm phổ biến của loại tội phạm này là hành vi bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em có thể xảy ra ở bất cứ đâu, với bất kỳ gia đình nào, với trẻ em ở mọi lứa tuổi. Đối tượng gây án là bất kỳ ai, có thể là bạn bè, người thân của gia đình nạn nhân, người hiếm con.
Tập trung vào số đối tượng lưu manh hình sự, tù tha, nghiện hút ma túy, không có công ăn việc làm, thua nợ bóng đá, lô đề, cờ bạc. Các đối tượng phạm tội chuyên nghiệp thường hoạt động theo băng nhóm, có từ 2 tên trở lên.
Với những vụ bắt cóc trẻ em nhằm chiếm đoạt tài sản có dự mưu từ trước, trước khi gây án, chúng luôn xác định mục tiêu, thường là nhằm vào các gia đình giàu có, khá giả. Sau đó, chúng tiến hành nghiên cứu, thăm dò quy luật sinh hoạt của các thành viên trong gia đình nạn nhân, nhận mặt đứa trẻ muốn bắt, theo dõi hành trình di chuyển của bé, khảo sát địa hình và tình hình ở nơi gửi trẻ, trường học của trẻ, nắm tình hình kinh tế trong gia đình, dò hỏi số điện thoại của cha mẹ đứa trẻ. Sau đó, các đối tượng lên kịch bản, phương án tiếp cận để dụ dỗ, lừa gạt hay khống chế bắt cóc đứa trẻ và phân công nhiệm vụ cho từng tên trong ổ nhóm.
Khi bắt cóc, chiếm đoạt được đứa trẻ, chúng bố trí nơi giam giữ, tổ chức canh gác con tin rồi tính toán biện pháp liên lạc về gia đình nạn nhân để đưa yêu sách về tiền, tài sản.
Với những vụ phạm tội có tính chất cơ hội, nhất thời, bột phát, kẻ phạm tội thấy điều kiện thuận lợi như trẻ em đi một mình ngoài đường, không có người lớn trông nom, chúng tiếp cận dụ dỗ lừa gạt hoặc dùng vũ lực khống chế rồi chở đi. Đến nơi giam giữ chúng mới truy hỏi nạn nhân về gia đình, lấy số điện thoại của cha mẹ đứa trẻ để gọi tống tiền. Trong những vụ án loại này, thủ phạm có thể chỉ là 1 tên. Để đảm bảo không bị gia đình nạn nhân tố cáo, trình báo với cơ quan công an, bọn chúng thường gây áp lực tinh thần với cha mẹ đứa trẻ bằng cách đe dọa nếu báo công an sẽ giết hại hoặc cắt chân, tay… nạn nhân.
Với những vụ bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em để bán lại cho các đường dây buôn người, các đối tượng thường móc nối, liên hệ trước với bọn này, bắt cóc trẻ em theo “đơn đặt hàng”. Khi bắt được, chúng tổ chức giao “hàng” qua các khâu trung gian.
Với những vụ bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em để đòi nợ, kẻ phạm tội sẽ đưa yêu sách trả tiền thì trả người, nếu báo công an thì con, cháu của họ sẽ chết.
Tâm lý kẻ phạm tội sau khi thực hiện hành vi bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em thường rất sợ bị phát hiện, bắt giữ. Chính nỗi sợ bên trong thúc đẩy chúng có sự cảnh giác, thận trọng cao độ khi giao dịch với gia đình nạn nhân. Chúng thường sử dụng sim rác trong giao dịch, liên tục thay đổi địa điểm giao tiền, thường yêu cầu để tiền tại các địa điểm công cộng chứ không bao giờ trực tiếp gặp gia đình nạn nhân để nhận tiền, vì sợ bị bắt.
Ngoài ra, nếu phát hiện sự việc đã được trình báo với công an, chúng sẽ có những hành động trả thù như làm hại tính mạng của con tin rồi bỏ trốn. Sau khi bắt cóc được con tin, nếu đứa trẻ khóc lóc, giãy giụa, la lối làm cho chúng cảm thấy có nguy cơ bị lộ, bọn bắt cóc có thể giết chết con tin, đem xác đi giấu, nhưng vẫn gọi điện tống tiền gia đình nạn nhân. Với những vụ bắt cóc trẻ em đem bán, chúng thường cho trẻ em uống thuốc ngủ, thuốc mê để dễ vận chuyển trên các phương tiện giao thông thoát xa địa điểm gây án.
Hậu quả của tội phạm bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em thường rất nặng nề. Bởi chúng trực tiếp xâm hại hoặc đe dọa, uy hiếp sự an toàn về tính mạng, sức khỏe của trẻ em bị bắt cóc, chiếm đoạt. Gây hoang mang, sợ hãi, đau khổ trong gia đình nạn nhân, xâm hại tài sản của gia đình nạn nhân. Gây ra những tổn hại nghiêm trọng về thể chất, tâm lý của trẻ, nhất là ghi dấu trong tiềm thức những đứa trẻ sự mất niềm tin vào con người.
Những di chứng này có thể kéo dài trong suốt cuộc đời nạn nhân, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần, tâm lý của trẻ em. Gây hoang mang, rúng động dư luận xã hội, tạo ra tâm lý bất an, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân, cướp đi hạnh phúc của nhiều gia đình, tiềm ẩn những nguy cơ về an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, xâm hại phong tục tập quán, đạo đức xã hội, pháp luật của nhà nước.
Nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em, trước hết là do sự chủ quan, lơ đãng và bất cẩn, mất cảnh giác của cha mẹ, người thân trong việc trông coi trẻ em; thiếu sự giáo dục kỹ năng phòng chống bắt cóc của người lớn đối với trẻ em; trẻ thiếu kỹ năng phòng chống bắt cóc, chiếm đoạt; đời sống khó khăn, nhiều người không có công ăn việc làm, tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội (cờ bạc, nghiện hút ma túy…) đang gia tăng đáng báo động; lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, sự băng hoại xuống cấp của đạo đức xã hội…
Cần làm gì để phòng ngừa tội phạm bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em?
Nói với trẻ về nạn bắt cóc trẻ em và hậu quả của nó một cách dễ hiểu nhất. Tạo cho trẻ ấn tượng rằng cần phải cảnh giác trước những gì không bình thường xảy ra với mình, cẩn thận trong sinh hoạt, đi lại, giao tiếp. Dạy cho trẻ biết “những người lạ có thể tin tưởng”, gồm: thầy cô giáo, chú công an, chú bộ đội, bác bảo vệ cơ quan, nhà trường, nhân viên cửa hàng (đặc điểm chung là họ thường mặc quần áo đồng phục - cần giới thiệu với trẻ về những loại đồng phục phổ biến), hoặc những bà mẹ có mang theo con nhỏ trên đường.
Dạy trẻ nhớ thuộc lòng họ tên, số máy điện thoại của bố mẹ, địa chỉ nhà của mình, nghề nghiệp của bố mẹ, nhưng phải giữ bí mật những thông tin này, chỉ nói với những người “những người lạ có thể tin tưởng”.
Dạy trẻ không được nói chuyện, hay đi theo người lạ. Dạy trẻ tuyệt đối không ăn uống bất cứ thứ gì mà người lạ đưa cho, đề phòng những món quà, bánh, kẹo, nước ngọt… đó có tẩm thuốc mê, trẻ ngửi hoặc ăn vào sẽ bị trúng độc. Cách từ chối có thể là: “Bố mẹ cháu không cho phép nhận”.
Dạy trẻ kỹ năng ứng xử khi bị người lạ kéo, dắt, lôi đi. Cần huấn luyện cho bé biết kêu gào, khóc thật to để gây sự chú ý cho những người xung quanh, có thể hô: “bắt cóc trẻ con, cứu, cứu cháu với”. Nên cho trẻ tham gia tập luyện võ thuật, vừa rèn luyện sức khỏe, nhanh nhẹn, có đủ tự tin để bình tĩnh ứng phó trong các tình huống nguy hiểm. Khi bị bắt kéo đi mà việc la hét không có kết quả, trẻ hãy giả bộ ngoan ngoãn, bất ngờ xỉa tay vào mắt, đá vào hạ bộ, vào cẳng chân của tên bắt cóc rồi bỏ chạy, kêu cứu. Nếu thấy có người, cần hét thật to để gây sự chú ý, như: “bắt cóc trẻ con, cứu cháu với” hoặc "các người không phải là bố mẹ tôi".
Khi trẻ vào độ tuổi tiểu học, THCS, bắt đầu tham gia các hoạt động của trường lớp, cộng đồng, như đi dã ngoại, vệ sinh môi trường khu dân cư, tham quan bảo tàng, di tích lịch sử…, cần dạy trẻ biết tuân theo các quy định của người phụ trách. Tuyệt đối không tách đoàn, chạy lăng xăng dễ bị lạc, bị bỏ rơi dẫn đến nguy cơ bị bắt cóc.
Những kẻ bắt cóc thường thích bắt trẻ khi trẻ đi 1 mình và hiếm khi hành động khi trẻ đi với 2-3 người bạn. Dạy trẻ phải ghi chép số điện thoại của bạn bè, người phụ trách, cảnh sát phản ứng nhanh (113), để khi cần có thể liên lạc được.
(còn tiếp)
Thủ đoạn bắt cóc trẻ em hiện nay rất đa dạng. Bọn tội phạm có thể sử dụng những “chiêu thức” như: Phát hiện trẻ chơi một mình ngoài đường, đi cùng bố mẹ ra nơi công cộng nhưng ở vị trí cách xa người lớn, đối tượng tìm cách tiếp cận, bắt quen rồi dùng những thứ hấp dẫn trẻ nhỏ như bánh kẹo, sách truyện, đồ chơi để câu nhử, dụ dỗ trẻ em đi theo chúng.
Giả danh người nhà của trẻ, hoặc là người được bố mẹ trẻ nhờ đón, để lừa giáo viên, lừa các cháu học sinh mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở… để đưa đi.
Đóng giả làm y tá, bác sĩ hoặc bệnh nhân, người nhà bệnh nhân để lân la làm quen với sản phụ tại các bệnh viện, rồi lợi dụng sơ hở để bắt cóc trẻ sơ sinh; có trường hợp chúng giả danh thân nhân sản phụ, ngang nhiên đón trẻ sơ sinh từ tay y tá rồi bế đi.
Lợi dụng quan hệ quen biết hoặc lòng tốt của người dân, đối tượng tạo hoàn cảnh khó khăn để xin ngủ nhờ, rồi nhân lúc người nhà đang say giấc, chúng ra tay bắt cóc hoặc cướp luôn đứa trẻ rồi tẩu thoát.
Tấn công vào các gia đình, giết bố mẹ, người lớn… để bắt cóc trẻ em (ở các khu vực biên giới). Theo dõi những phụ nữ chở con nhỏ đi trên đường, không đeo đai an toàn, đối tượng chủ động va quệt xe vào họ gây tai nạn; trong lúc bà mẹ đang nằm ra đường, đồng bọn của chúng vờ là người đi đường tốt bụng bế đứa trẻ lên rồi phóng đi. Bắt cóc chính con, em, cháu ruột của mình để tống tiền người thân.
Trẻ em bị lạc bố mẹ, lạc đường, đối tượng đến dỗ dành, tỏ ra đáng tin cậy rồi lừa đưa các cháu đi.
Lợi dụng tình trạng khó khăn của trẻ em đường phố (đi ăn xin, bán báo, đánh giày…) để dụ dỗ, lừa gạt hoặc dùng vũ lực bắt đi.
Cướp giật trẻ nhỏ trên tay người mẹ tại các nơi công cộng như chợ, siêu thị, đường xá. Đối tượng lợi dụng quen biết với gia đình, với trẻ, đón lõng các cháu trên đường đi học về, rủ đi chơi, xin đi nhờ… rồi bắt cóc tống tiền hoặc cướp tài sản. Kết bạn với trẻ qua mạng xã hội như facebook, Zalo… rồi rủ rê đi chơi, thăm quan, xem phim với chúng để bắt cóc, chiếm đoạt.
Qua những vụ án bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em đã xảy ra, có thể thấy những đặc điểm phổ biến của loại tội phạm này là hành vi bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em có thể xảy ra ở bất cứ đâu, với bất kỳ gia đình nào, với trẻ em ở mọi lứa tuổi. Đối tượng gây án là bất kỳ ai, có thể là bạn bè, người thân của gia đình nạn nhân, người hiếm con.
Tập trung vào số đối tượng lưu manh hình sự, tù tha, nghiện hút ma túy, không có công ăn việc làm, thua nợ bóng đá, lô đề, cờ bạc. Các đối tượng phạm tội chuyên nghiệp thường hoạt động theo băng nhóm, có từ 2 tên trở lên.
Với những vụ bắt cóc trẻ em nhằm chiếm đoạt tài sản có dự mưu từ trước, trước khi gây án, chúng luôn xác định mục tiêu, thường là nhằm vào các gia đình giàu có, khá giả. Sau đó, chúng tiến hành nghiên cứu, thăm dò quy luật sinh hoạt của các thành viên trong gia đình nạn nhân, nhận mặt đứa trẻ muốn bắt, theo dõi hành trình di chuyển của bé, khảo sát địa hình và tình hình ở nơi gửi trẻ, trường học của trẻ, nắm tình hình kinh tế trong gia đình, dò hỏi số điện thoại của cha mẹ đứa trẻ. Sau đó, các đối tượng lên kịch bản, phương án tiếp cận để dụ dỗ, lừa gạt hay khống chế bắt cóc đứa trẻ và phân công nhiệm vụ cho từng tên trong ổ nhóm.
Khi bắt cóc, chiếm đoạt được đứa trẻ, chúng bố trí nơi giam giữ, tổ chức canh gác con tin rồi tính toán biện pháp liên lạc về gia đình nạn nhân để đưa yêu sách về tiền, tài sản.
Với những vụ phạm tội có tính chất cơ hội, nhất thời, bột phát, kẻ phạm tội thấy điều kiện thuận lợi như trẻ em đi một mình ngoài đường, không có người lớn trông nom, chúng tiếp cận dụ dỗ lừa gạt hoặc dùng vũ lực khống chế rồi chở đi. Đến nơi giam giữ chúng mới truy hỏi nạn nhân về gia đình, lấy số điện thoại của cha mẹ đứa trẻ để gọi tống tiền. Trong những vụ án loại này, thủ phạm có thể chỉ là 1 tên. Để đảm bảo không bị gia đình nạn nhân tố cáo, trình báo với cơ quan công an, bọn chúng thường gây áp lực tinh thần với cha mẹ đứa trẻ bằng cách đe dọa nếu báo công an sẽ giết hại hoặc cắt chân, tay… nạn nhân.
Với những vụ bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em để bán lại cho các đường dây buôn người, các đối tượng thường móc nối, liên hệ trước với bọn này, bắt cóc trẻ em theo “đơn đặt hàng”. Khi bắt được, chúng tổ chức giao “hàng” qua các khâu trung gian.
Với những vụ bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em để đòi nợ, kẻ phạm tội sẽ đưa yêu sách trả tiền thì trả người, nếu báo công an thì con, cháu của họ sẽ chết.
Tâm lý kẻ phạm tội sau khi thực hiện hành vi bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em thường rất sợ bị phát hiện, bắt giữ. Chính nỗi sợ bên trong thúc đẩy chúng có sự cảnh giác, thận trọng cao độ khi giao dịch với gia đình nạn nhân. Chúng thường sử dụng sim rác trong giao dịch, liên tục thay đổi địa điểm giao tiền, thường yêu cầu để tiền tại các địa điểm công cộng chứ không bao giờ trực tiếp gặp gia đình nạn nhân để nhận tiền, vì sợ bị bắt.
Ngoài ra, nếu phát hiện sự việc đã được trình báo với công an, chúng sẽ có những hành động trả thù như làm hại tính mạng của con tin rồi bỏ trốn. Sau khi bắt cóc được con tin, nếu đứa trẻ khóc lóc, giãy giụa, la lối làm cho chúng cảm thấy có nguy cơ bị lộ, bọn bắt cóc có thể giết chết con tin, đem xác đi giấu, nhưng vẫn gọi điện tống tiền gia đình nạn nhân. Với những vụ bắt cóc trẻ em đem bán, chúng thường cho trẻ em uống thuốc ngủ, thuốc mê để dễ vận chuyển trên các phương tiện giao thông thoát xa địa điểm gây án.
Hậu quả của tội phạm bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em thường rất nặng nề. Bởi chúng trực tiếp xâm hại hoặc đe dọa, uy hiếp sự an toàn về tính mạng, sức khỏe của trẻ em bị bắt cóc, chiếm đoạt. Gây hoang mang, sợ hãi, đau khổ trong gia đình nạn nhân, xâm hại tài sản của gia đình nạn nhân. Gây ra những tổn hại nghiêm trọng về thể chất, tâm lý của trẻ, nhất là ghi dấu trong tiềm thức những đứa trẻ sự mất niềm tin vào con người.
Những di chứng này có thể kéo dài trong suốt cuộc đời nạn nhân, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần, tâm lý của trẻ em. Gây hoang mang, rúng động dư luận xã hội, tạo ra tâm lý bất an, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân, cướp đi hạnh phúc của nhiều gia đình, tiềm ẩn những nguy cơ về an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, xâm hại phong tục tập quán, đạo đức xã hội, pháp luật của nhà nước.
Nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em, trước hết là do sự chủ quan, lơ đãng và bất cẩn, mất cảnh giác của cha mẹ, người thân trong việc trông coi trẻ em; thiếu sự giáo dục kỹ năng phòng chống bắt cóc của người lớn đối với trẻ em; trẻ thiếu kỹ năng phòng chống bắt cóc, chiếm đoạt; đời sống khó khăn, nhiều người không có công ăn việc làm, tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội (cờ bạc, nghiện hút ma túy…) đang gia tăng đáng báo động; lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, sự băng hoại xuống cấp của đạo đức xã hội…
Cần làm gì để phòng ngừa tội phạm bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em?
Nói với trẻ về nạn bắt cóc trẻ em và hậu quả của nó một cách dễ hiểu nhất. Tạo cho trẻ ấn tượng rằng cần phải cảnh giác trước những gì không bình thường xảy ra với mình, cẩn thận trong sinh hoạt, đi lại, giao tiếp. Dạy cho trẻ biết “những người lạ có thể tin tưởng”, gồm: thầy cô giáo, chú công an, chú bộ đội, bác bảo vệ cơ quan, nhà trường, nhân viên cửa hàng (đặc điểm chung là họ thường mặc quần áo đồng phục - cần giới thiệu với trẻ về những loại đồng phục phổ biến), hoặc những bà mẹ có mang theo con nhỏ trên đường.
Dạy trẻ nhớ thuộc lòng họ tên, số máy điện thoại của bố mẹ, địa chỉ nhà của mình, nghề nghiệp của bố mẹ, nhưng phải giữ bí mật những thông tin này, chỉ nói với những người “những người lạ có thể tin tưởng”.
Dạy trẻ không được nói chuyện, hay đi theo người lạ. Dạy trẻ tuyệt đối không ăn uống bất cứ thứ gì mà người lạ đưa cho, đề phòng những món quà, bánh, kẹo, nước ngọt… đó có tẩm thuốc mê, trẻ ngửi hoặc ăn vào sẽ bị trúng độc. Cách từ chối có thể là: “Bố mẹ cháu không cho phép nhận”.
Dạy trẻ kỹ năng ứng xử khi bị người lạ kéo, dắt, lôi đi. Cần huấn luyện cho bé biết kêu gào, khóc thật to để gây sự chú ý cho những người xung quanh, có thể hô: “bắt cóc trẻ con, cứu, cứu cháu với”. Nên cho trẻ tham gia tập luyện võ thuật, vừa rèn luyện sức khỏe, nhanh nhẹn, có đủ tự tin để bình tĩnh ứng phó trong các tình huống nguy hiểm. Khi bị bắt kéo đi mà việc la hét không có kết quả, trẻ hãy giả bộ ngoan ngoãn, bất ngờ xỉa tay vào mắt, đá vào hạ bộ, vào cẳng chân của tên bắt cóc rồi bỏ chạy, kêu cứu. Nếu thấy có người, cần hét thật to để gây sự chú ý, như: “bắt cóc trẻ con, cứu cháu với” hoặc "các người không phải là bố mẹ tôi".
Khi trẻ vào độ tuổi tiểu học, THCS, bắt đầu tham gia các hoạt động của trường lớp, cộng đồng, như đi dã ngoại, vệ sinh môi trường khu dân cư, tham quan bảo tàng, di tích lịch sử…, cần dạy trẻ biết tuân theo các quy định của người phụ trách. Tuyệt đối không tách đoàn, chạy lăng xăng dễ bị lạc, bị bỏ rơi dẫn đến nguy cơ bị bắt cóc.
Những kẻ bắt cóc thường thích bắt trẻ khi trẻ đi 1 mình và hiếm khi hành động khi trẻ đi với 2-3 người bạn. Dạy trẻ phải ghi chép số điện thoại của bạn bè, người phụ trách, cảnh sát phản ứng nhanh (113), để khi cần có thể liên lạc được.
(còn tiếp)
Nguồn: laodong.com.vn
Link:http://laodong.com.vn/phap-luat/meo-thoat-hiem-phong-chong-bat-coc-chiem-doat-tre-em-380041.bld
0 nhận xét:
Post a Comment