Được cơ quan chức năng giải cứu, nạn nhân ngồi trên giường, bị lừa bán sang Trung Quốc tạm lánh tại Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh |
LTS: Tình hình tội phạm mua bán người ở đất nước ta diễn biến ngày càng phức tạp hơn, tính chất và thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Những kẻ buôn người thường có tổ chức chặt chẽ và móc nối với những đối tượng nước ngoài nhằm lừa gạt, mua bán phụ nữ trẻ em.
Hiện nay, vẫn chưa có con số thống kê chính xác về số nạn nhân trực tiếp bởi các đường dây buôn bán người, nhưng theo số liệu thống kê của Phòng Phòng chống tội phạm buôn người, thì trong năm 2014, toàn quốc phát hiện 469 vụ, 685 đối tượng, 1.031 nạn nhân. Trong đó, số vụ mua bán người đưa sang Trung Quốc chiếm 70% trong số vụ được phát hiện, điều tra.
Dưới đây là bài báo trên trang baohagiang.vn nói về thực trạng của tệ nạn buôn người của nước ta ngày một gia tăng, cần phải cảnh giác với tội phạm mua, bán người “Núp bóng” thời vụ.
(THU PHƯƠNG): Mỗi năm, tỉnh ta có hàng chục nghìn lượt công dân sang Trung Quốc (TQ) lao động thời vụ bất hợp pháp. Hoạt động này tiếp tục xảy ra và có chiều hướng phức tạp, trở thành điều kiện thuận lợi để tội phạm mua, bán người (MBN) lợi dung hoạt động. Từ đó, đặt ra thách thức không nhỏ đối với cơ quan chức năng về công tác phát hiện, đấu tranh, phòng chống tội phạm MBN “núp bóng” lao động thời vụ.
Theo số liệu thống kê của Phòng Phòng chống tội phạm Ma túy (PCTP MT) – Bộ đội Biên phòng tỉnh: Từ năm 2011 đến nay, trên địa bàn biên giới của tỉnh xảy ra 37 vụ với 65 đối tượng liên quan đến tội phạm MBN. Trong đó, thông qua lao động thời vụ là 14 vụ/26 đối tượng (chiếm 37,8% tổng số vụ và 41,2% tổng số đối tượng).
Từ thực tế: Tỉnh ta có đường biên giới dài (277,525 km), tiếp giáp với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của TQ. Mặt khác, trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của đồng bào các dân tộc vùng biên còn hạn chế nên ý thức cảnh giác với tội phạm MBN chưa cao. Hơn nữa, do đời sống của đồng bào gặp nhiều khó khăn: Thu nhập thấp, thiếu ổn định, quỹ đất canh tác hạn chế, số hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao. Do vậy, để tăng thu nhập cho gia đình, cải thiện cuộc sống, tranh thủ thời gian nông nhàn và thu nhập có sự chênh lệch giữa hai bên biên giới, nhiều người xuất cảnh trái pháp luật sang TQ cư trú, lao động thời vụ ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Lợi dụng những vấn đề trên, các đối tượng người Việt Nam cấu kết với đối tượng người TQ hình thành đường dây MBN với thủ đoạn: Các đối tượng người Việt Nam sang TQ làm thuê hoặc đã từng là nạn nhân của tội phạm MBN quay trở về Việt Nam tìm, dụ dỗ, lôi kéo, lừa gạt phụ nữ Việt Nam sang TQ làm thuê với thu nhập cao nhưng thực chất là bán vào các ổ mại dâm, làm vợ, con nuôi... Bên cạnh đó, các đối tượng người Việt Nam nhận tiền của đối tượng người TQ, sau đó trở về Việt Nam tìm, tuyển chọn người đưa sang TQ lao động làm thuê bất hợp pháp. Từ đó, gây ra nhiều vấn đề phát sinh trong công tác quản lý dân cư, an ninh trật tự...
Chia sẻ thêm về những vấn đề trên, Phó Trưởng phòng PCTP MT (Bộ đội Biên phòng Hà Giang), Vũ Quang Vịnh cho biết: Khi sang TQ, hình thức làm thuê được thỏa thuận bằng miệng, tiền được trả theo ngày công lao động (khoảng 80-120 Nhân dân tệ/ngày, tương đương 285-428 nghìn đồng/ngày). Một số trường hợp sang lao động tại địa bàn giáp ranh đi về trong ngày còn những lao động khác đi sâu vào nội địa TQ thì thời gian từ 1-6 tháng, cá biệt có trường hợp sau 1 năm mới trở về. Các đối tượng người TQ khi thuê nhân công lao động thường không sử dụng người lao động có sổ thông hành hoặc các giấy tờ liên quan khác. Vì không muốn liên đới về pháp luật hoặc dễ dàng bóc lột sức lao động và chiếm đoạt tiền công. Trong khi đó, số người tự ý xuất cảnh trái pháp luật sang TQ lao động thời vụ thường không được bảo hộ về lao động, chịu nhiều rủi ro khi cơ quan chức năng của TQ có thể bắt giữ, xử lý bất cứ lúc nào mà quyền lợi không được bảo vệ (tài sản bị thu giữ không được trả lại, tiền công chưa được chủ lao động thanh toán...).
Thực tế trên thêm một lần nữa nhắc nhở người dân nâng cao tinh thần cảnh giác trước tội phạm MBN. Nhằm góp phần cùng cơ quan chức năng kiềm chế sự gia tăng các loại tội phạm để đảm bảo, giữ gìn an ninh trật tự trên toàn tuyến biên giới nói riêng và địa bàn tỉnh nói chung.
Nguồn:baohagiang.vn
Hiện nay, vẫn chưa có con số thống kê chính xác về số nạn nhân trực tiếp bởi các đường dây buôn bán người, nhưng theo số liệu thống kê của Phòng Phòng chống tội phạm buôn người, thì trong năm 2014, toàn quốc phát hiện 469 vụ, 685 đối tượng, 1.031 nạn nhân. Trong đó, số vụ mua bán người đưa sang Trung Quốc chiếm 70% trong số vụ được phát hiện, điều tra.
Dưới đây là bài báo trên trang baohagiang.vn nói về thực trạng của tệ nạn buôn người của nước ta ngày một gia tăng, cần phải cảnh giác với tội phạm mua, bán người “Núp bóng” thời vụ.
(THU PHƯƠNG): Mỗi năm, tỉnh ta có hàng chục nghìn lượt công dân sang Trung Quốc (TQ) lao động thời vụ bất hợp pháp. Hoạt động này tiếp tục xảy ra và có chiều hướng phức tạp, trở thành điều kiện thuận lợi để tội phạm mua, bán người (MBN) lợi dung hoạt động. Từ đó, đặt ra thách thức không nhỏ đối với cơ quan chức năng về công tác phát hiện, đấu tranh, phòng chống tội phạm MBN “núp bóng” lao động thời vụ.
Theo số liệu thống kê của Phòng Phòng chống tội phạm Ma túy (PCTP MT) – Bộ đội Biên phòng tỉnh: Từ năm 2011 đến nay, trên địa bàn biên giới của tỉnh xảy ra 37 vụ với 65 đối tượng liên quan đến tội phạm MBN. Trong đó, thông qua lao động thời vụ là 14 vụ/26 đối tượng (chiếm 37,8% tổng số vụ và 41,2% tổng số đối tượng).
Từ thực tế: Tỉnh ta có đường biên giới dài (277,525 km), tiếp giáp với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của TQ. Mặt khác, trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của đồng bào các dân tộc vùng biên còn hạn chế nên ý thức cảnh giác với tội phạm MBN chưa cao. Hơn nữa, do đời sống của đồng bào gặp nhiều khó khăn: Thu nhập thấp, thiếu ổn định, quỹ đất canh tác hạn chế, số hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao. Do vậy, để tăng thu nhập cho gia đình, cải thiện cuộc sống, tranh thủ thời gian nông nhàn và thu nhập có sự chênh lệch giữa hai bên biên giới, nhiều người xuất cảnh trái pháp luật sang TQ cư trú, lao động thời vụ ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Lợi dụng những vấn đề trên, các đối tượng người Việt Nam cấu kết với đối tượng người TQ hình thành đường dây MBN với thủ đoạn: Các đối tượng người Việt Nam sang TQ làm thuê hoặc đã từng là nạn nhân của tội phạm MBN quay trở về Việt Nam tìm, dụ dỗ, lôi kéo, lừa gạt phụ nữ Việt Nam sang TQ làm thuê với thu nhập cao nhưng thực chất là bán vào các ổ mại dâm, làm vợ, con nuôi... Bên cạnh đó, các đối tượng người Việt Nam nhận tiền của đối tượng người TQ, sau đó trở về Việt Nam tìm, tuyển chọn người đưa sang TQ lao động làm thuê bất hợp pháp. Từ đó, gây ra nhiều vấn đề phát sinh trong công tác quản lý dân cư, an ninh trật tự...
Chia sẻ thêm về những vấn đề trên, Phó Trưởng phòng PCTP MT (Bộ đội Biên phòng Hà Giang), Vũ Quang Vịnh cho biết: Khi sang TQ, hình thức làm thuê được thỏa thuận bằng miệng, tiền được trả theo ngày công lao động (khoảng 80-120 Nhân dân tệ/ngày, tương đương 285-428 nghìn đồng/ngày). Một số trường hợp sang lao động tại địa bàn giáp ranh đi về trong ngày còn những lao động khác đi sâu vào nội địa TQ thì thời gian từ 1-6 tháng, cá biệt có trường hợp sau 1 năm mới trở về. Các đối tượng người TQ khi thuê nhân công lao động thường không sử dụng người lao động có sổ thông hành hoặc các giấy tờ liên quan khác. Vì không muốn liên đới về pháp luật hoặc dễ dàng bóc lột sức lao động và chiếm đoạt tiền công. Trong khi đó, số người tự ý xuất cảnh trái pháp luật sang TQ lao động thời vụ thường không được bảo hộ về lao động, chịu nhiều rủi ro khi cơ quan chức năng của TQ có thể bắt giữ, xử lý bất cứ lúc nào mà quyền lợi không được bảo vệ (tài sản bị thu giữ không được trả lại, tiền công chưa được chủ lao động thanh toán...).
Thực tế trên thêm một lần nữa nhắc nhở người dân nâng cao tinh thần cảnh giác trước tội phạm MBN. Nhằm góp phần cùng cơ quan chức năng kiềm chế sự gia tăng các loại tội phạm để đảm bảo, giữ gìn an ninh trật tự trên toàn tuyến biên giới nói riêng và địa bàn tỉnh nói chung.
Nguồn:baohagiang.vn
0 nhận xét:
Post a Comment