Bà Hiệp kể lại câu chuyện đau lòng của con gái mình |
LTS: Thực trạng nghèo đói của người dân Việt, nhất là các vùng miền núi, vùng nông thôn, vùng dân tộc… con người phải “lăn lội” với cuộc sống khó khăn. Chỉ vì đồng, cũng vì mưu sinh của cuộc sống, mà có những người bất chấp tất cả, họ đã làm những việc trái với lương tâm của mình. Từ một người tốt và là nạn nhận đã tự biến mình trở thành tội phạm buôn bán phụ nữ.
Không dừng lại ở đó, những đối tượng này còn lôi kéo cả gia đình người thân của mình đi vào con đường mình đã lầm lỡ. Khi họ đứng trước vành móng ngựa mới thực sự nhận ra việc làm của mình là sai trái đã quá muộn.
Với gia cảnh khó khăn lại ước muốn sự giàu sang, “hy sinh đời mẹ cũng cố đời con” kiếm tiền nuôi con và giúp đỡ gia đình, đành bán thân mình cho người chồng đại gia Trung Quốc. Nhưng thực chất khi họ đặt chân đến nước sở tại họ mới “té ngữa” và nhận ra rằng đó chỉ là “giấc mộng hảo huyền”, họ phải đối mặt với chuỗi ngày tháng đau khổ và ân hận với những việc làm của mình.
Dưới đây là bài viết trên trang tienphong.vn nói về trường hợp cô gái lôi kéo cả gia đình mình sa vào con đường buôn bán người.
(Tienphongvn): Bản thân vốn là một cô gái từng bị một nhóm buôn người môi giới sang Trung Quốc làm vợ một người đàn ông nước sở tại. Sau thời gian thích ứng, đích thân người đàn bà này đứng ra tổ chức đường dây “buôn người” của riêng mình.
Điều đáng nói, người này đã lôi kéo tất cả các thành viên trong gia đình mình gồm cha mẹ, em gái và cả một người hàng xóm tham gia vào đường dây của mình. Từ đây, rất nhiều cô gái tội nghiệp “sập bẫy” đã phải bơ vơ nơi đất lạ quê người, sống cảnh “địa ngục trần gian”…
Con gái lôi kéo cả gia đình cùng buôn bán phụ nữ
Mới đây, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh phối hợp với các đơn vị chức năng bắt quả tang Vương Văn Cu (60 tuổi) cùng con gái là Vương Thị Hồng (23 tuổi, ngụ ấp Suối Cao B, xã Phước Đông, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh) đang chuẩn bị đưa hai phụ nữ Tây Ninh bán sang Trung Quốc. Đây là hai đối tượng chính trong đường dây buôn bán phụ nữ sang Trung Quốc có quy mô lớn vừa bị cơ quan này triệt phá thành công.
Ngoài hai đối tượng trên, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Trảng Bàng còn bắt giữ các đồng phạm khác là Nguyễn Thị Nang (49 tuổi, vợ của Văn Cu) và Huỳnh Thị Rớt (51 tuổi, ngụ ấp Lộc Khê, xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng). Kết quả điều tra sơ bộ cho thấy, đường dây buôn người này hoạt động từ khoảng tháng 6/2014 cho đến thời điểm các đối tượng bị bắt giữ. Trong thời gian hoạt động, đường dây này đã thực hiện trót lọt rất nhiều phi vụ và đẩy không ít cô gái nhẹ dạ cả tin phải sống cảnh “địa ngục” nơi nước bạn Trung Quốc.
Theo lời khai của đối tượng cầm đầu Văn Cu, hắn cùng đồng bọn được phân công đi tìm dụ dỗ, tuyển chọn các cô gái trẻ đẹp, sau đó chào bán lại cho các “bạn hàng” Trung Quốc lấy làm vợ, kiếm tiền bất chính. Trong khi đó, người trực tiếp tổ chức, chi tiền, nhận “hàng” chính là con gái lớn của Văn Cu tên Vương Thị Hồng. Kết quả điều tra sơ bộ của cơ quan Công an cho thấy, trước khi bị bắt giữ, Hồng có chồng và sinh sống ở Trung Quốc.
Điều đáng nói, bản thân Hồng cũng đã từng là nạn nhân của một nhóm buôn người khác môi giới sang nước bạn làm vợ. Sau thời gian thích ứng, đích thân người đàn bà này đứng ra tổ chức đường dây buôn người của riêng mình. Khoảng giữa năm 2014, Hồng đã để ý tìm những người đàn ông Trung Quốc khác có ý định, nhu cầu “mua” vợ Việt Nam để hứa hẹn gả bán. Sau đó, Hồng gọi điện về cho cha mình trao đổi công việc “làm ăn lớn” và đề cập đến chuyện mình cần nguồn hàng là những cô gái trẻ bán sang Trung Quốc làm vợ đàn ông nước này.
Con gái lôi kéo cả gia đình cùng buôn bán phụ nữ
Mới đây, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh phối hợp với các đơn vị chức năng bắt quả tang Vương Văn Cu (60 tuổi) cùng con gái là Vương Thị Hồng (23 tuổi, ngụ ấp Suối Cao B, xã Phước Đông, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh) đang chuẩn bị đưa hai phụ nữ Tây Ninh bán sang Trung Quốc. Đây là hai đối tượng chính trong đường dây buôn bán phụ nữ sang Trung Quốc có quy mô lớn vừa bị cơ quan này triệt phá thành công.
Ngoài hai đối tượng trên, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Trảng Bàng còn bắt giữ các đồng phạm khác là Nguyễn Thị Nang (49 tuổi, vợ của Văn Cu) và Huỳnh Thị Rớt (51 tuổi, ngụ ấp Lộc Khê, xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng). Kết quả điều tra sơ bộ cho thấy, đường dây buôn người này hoạt động từ khoảng tháng 6/2014 cho đến thời điểm các đối tượng bị bắt giữ. Trong thời gian hoạt động, đường dây này đã thực hiện trót lọt rất nhiều phi vụ và đẩy không ít cô gái nhẹ dạ cả tin phải sống cảnh “địa ngục” nơi nước bạn Trung Quốc.
Theo lời khai của đối tượng cầm đầu Văn Cu, hắn cùng đồng bọn được phân công đi tìm dụ dỗ, tuyển chọn các cô gái trẻ đẹp, sau đó chào bán lại cho các “bạn hàng” Trung Quốc lấy làm vợ, kiếm tiền bất chính. Trong khi đó, người trực tiếp tổ chức, chi tiền, nhận “hàng” chính là con gái lớn của Văn Cu tên Vương Thị Hồng. Kết quả điều tra sơ bộ của cơ quan Công an cho thấy, trước khi bị bắt giữ, Hồng có chồng và sinh sống ở Trung Quốc.
Điều đáng nói, bản thân Hồng cũng đã từng là nạn nhân của một nhóm buôn người khác môi giới sang nước bạn làm vợ. Sau thời gian thích ứng, đích thân người đàn bà này đứng ra tổ chức đường dây buôn người của riêng mình. Khoảng giữa năm 2014, Hồng đã để ý tìm những người đàn ông Trung Quốc khác có ý định, nhu cầu “mua” vợ Việt Nam để hứa hẹn gả bán. Sau đó, Hồng gọi điện về cho cha mình trao đổi công việc “làm ăn lớn” và đề cập đến chuyện mình cần nguồn hàng là những cô gái trẻ bán sang Trung Quốc làm vợ đàn ông nước này.
Hai vợ chồng Văn Cu cầm đầu đường dây mua bán phụ nữ sang Trung Quốc |
Vợ chồng Văn Cu cầm đầu đường dây mua bán phụ nữ sang Trung Quốc.Để mở rộng phạm vi nguồn “hàng”, Hồng đã táo tợn đề nghị các thành viên khác trong gia đình mình ở Việt Nam cùng chung tay tìm kiếm, lừa gạt các thiếu nữ trẻ có mong muốn xuất ngoại lấy chồng giàu có để đổi đời. Khi tìm được nguồn “hàng”, Hồng sẽ chuyển tiền về cho ba mẹ mình để chuẩn bị giao tiền cho gia đình người phụ nữ nếu được chọn, đồng thời tổ chức đưa đàn ông Trung Quốc về Tây Ninh xem mặt chọn vợ. Trong khi đó, tại Hà Nội, Hồng cho hệ thống “chân rết” của mình chuẩn bị đến đón “hàng” đã được chọn lựa để đưa sang Trung Quốc.
Để duy trì việc thường xuyên tìm được “hàng” và cũng nhằm tạo sự tin tưởng, Văn Cu luôn rêu rao rằng con gái mình sang Trung Quốc lấy được chồng đại gia, sống giàu có. Từ đó Hồng đã có mối quan hệ với nhiều đại gia người Trung Quốc có ý muốn lấy phụ nữ người Việt làm vợ. Do đó, nếu người nào có nhu cầu, Hồng sẽ giới thiệu giúp. Khi được chọn, mỗi gia đình cô gái sẽ được nhận 20 triệu đồng tiền mặt (vợ chồng Văn Cu sẽ trực tiếp đưa số tiền này), ngoài ra phía “nhà chồng” sẽ lo tất cả chi phí còn lại như làm hộ chiếu, mua vé máy bay để đưa “hàng” sang Trung Quốc.
Bên cạnh đó, cha con Hồng cũng không quên “tiếp thị” thêm là các cô gái khi được chọn và đưa sang nước bạn sẽ được sống trong nhung lụa ở gia đình nhà chồng giàu sang; chưa kể họ còn có thể đi làm thêm với thu nhập cao khoảng mấy chục triệu đồng để gửi về cho gia đình… Với viễn cảnh đầy “tươi sáng” như vậy, trong một khoảng thời gian ngắn, cha con Hồng đã thực hiện trót lọt nhiều phi vụ “buôn người” bất hợp pháp.
Chưa dừng lại ở đó, Văn Cu còn chủ động mở rộng quy mô tìm kiếm nguồn hàng bằng cách tìm thêm các “chân rết” phục vụ cho đường dây của mình. Trong số đó, đáng chú ý có Huỳnh Thị Rớt. Đây là đối tượng mà trước đó cũng có con gái được cha con Văn Cu môi giới đưa sang làm vợ một người đàn ông bên Trung Quốc. Và từ đó Văn Cu đã đề nghị Rớt để ý tìm kiếm, dụ dỗ các “con mồi” khác vào tròng. Với mỗi vụ môi giới thành công, Rớt nhận được 2 triệu đồng tiền “hoa hồng”.
Về phía các nạn nhân, vì gia cảnh khó khăn nên nuôi ước mơ đổi đời, khi được hứa hẹn đủ điều rồi được chọn và làm thủ tục đưa sang nước bạn là bắt đầu chuỗi ngày “lênh đênh” đầy hên xui may rủi, sống trong những địa ngục trần gian.
Bởi ngoại trừ số ít người may mắn chọn được chồng và gia đình đàng hoàng tử tế, đa số chị em phụ nữ đành nhắm mắt đưa chân chấp nhận làm kiếp trâu ngựa, tủi nhục nơi xứ người. Gần như họ bị cô lập, tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài, tối ngày chỉ biết ở trong nhà và chăm lo cho gia đình chồng một cách cơ cực, khổ sở. Chuyện gửi tiền cho cha mẹ hay được về thăm nhà ở Việt Nam là chuyện xa vời, không tưởng.
Trong số nạn nhân của đường dây buôn người khép kín này, chị Huỳnh Thị Trúc (25 tuổi, ngụ ấp Lộc Khê, xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng, Tây Ninh) có lẽ là một trong những người may mắn nhất khi tìm được đường về nước, thoát khỏi cảnh “địa ngục trần gian”.
Bởi trước đó sau khi nghe lời dụ dỗ đầy lôi cuốn của Rớt, chị Trúc đã bỏ lại đứa con chưa đầy 4 tuổi cho cha mẹ già nuôi dưỡng giúp để sang Trung Quốc làm vợ một người đàn ông nước sở tại, với ước mong “hy sinh đời mẹ củng cố đời con” kiếm tiền gửi về nuôi con và giúp đỡ cha mẹ. Tuy nhiên, tất cả mơ ước cao cả của chị đã đổ vỡ hoàn toàn khi đặt chân qua nước bạn với chuỗi ngày bị đày đọa, khổ ải đầy ám ảnh.
“Ngày con tôi về tới nhà, mẹ con, bà cháu chỉ biết ôm lấy nhau mà khóc. Hôm ấy nhìn con gái thân hình tiều tụy, gầy ốm, khắp người chi chít vết thương mà lòng tôi như tan nát. Ngày con đi, cả gia đình ai cũng tưởng sẽ được cậy nhờ con, nhưng không ngờ mọi chuyện lại ra nông nỗi đó. Nói không may chứ nếu con tôi mà có mệnh hệ gì chắc cả đời tôi sẽ không thể tha thứ cho mình được. Bởi bản thân tôi là người góp phần chính trong việc tác động để con gái quyết định “xuất ngoại” lấy chồng”, bà Đặng Thị Hiệp (SN 1968, mẹ ruột chị Trúc) nghẹn ngào chia sẻ.
Cần nâng cao hơn nữa ý thức cảnh giác về tội phạm mua bán người
Theo bà Hiệp kể lại thì một ngày đầu tháng 5/2014, khi bà sang nhà Rớt là hàng xóm chơi, Rớt dụ dỗ và rêu rao rằng con gái mình từ ngày qua lấy chồng Trung Quốc đã có cuộc sống vô cùng sung sướng. Hằng tháng đều có gửi tiền về cho gia đình. Biết rõ hoàn cảnh khó khăn của mẹ con bà Hiệp nên con gái của Rớt ngỏ ý muốn giới thiệu cho con gái bà một vị đại gia giàu sang có ý định lấy vợ người Việt Nam.
Để duy trì việc thường xuyên tìm được “hàng” và cũng nhằm tạo sự tin tưởng, Văn Cu luôn rêu rao rằng con gái mình sang Trung Quốc lấy được chồng đại gia, sống giàu có. Từ đó Hồng đã có mối quan hệ với nhiều đại gia người Trung Quốc có ý muốn lấy phụ nữ người Việt làm vợ. Do đó, nếu người nào có nhu cầu, Hồng sẽ giới thiệu giúp. Khi được chọn, mỗi gia đình cô gái sẽ được nhận 20 triệu đồng tiền mặt (vợ chồng Văn Cu sẽ trực tiếp đưa số tiền này), ngoài ra phía “nhà chồng” sẽ lo tất cả chi phí còn lại như làm hộ chiếu, mua vé máy bay để đưa “hàng” sang Trung Quốc.
Bên cạnh đó, cha con Hồng cũng không quên “tiếp thị” thêm là các cô gái khi được chọn và đưa sang nước bạn sẽ được sống trong nhung lụa ở gia đình nhà chồng giàu sang; chưa kể họ còn có thể đi làm thêm với thu nhập cao khoảng mấy chục triệu đồng để gửi về cho gia đình… Với viễn cảnh đầy “tươi sáng” như vậy, trong một khoảng thời gian ngắn, cha con Hồng đã thực hiện trót lọt nhiều phi vụ “buôn người” bất hợp pháp.
Chưa dừng lại ở đó, Văn Cu còn chủ động mở rộng quy mô tìm kiếm nguồn hàng bằng cách tìm thêm các “chân rết” phục vụ cho đường dây của mình. Trong số đó, đáng chú ý có Huỳnh Thị Rớt. Đây là đối tượng mà trước đó cũng có con gái được cha con Văn Cu môi giới đưa sang làm vợ một người đàn ông bên Trung Quốc. Và từ đó Văn Cu đã đề nghị Rớt để ý tìm kiếm, dụ dỗ các “con mồi” khác vào tròng. Với mỗi vụ môi giới thành công, Rớt nhận được 2 triệu đồng tiền “hoa hồng”.
Về phía các nạn nhân, vì gia cảnh khó khăn nên nuôi ước mơ đổi đời, khi được hứa hẹn đủ điều rồi được chọn và làm thủ tục đưa sang nước bạn là bắt đầu chuỗi ngày “lênh đênh” đầy hên xui may rủi, sống trong những địa ngục trần gian.
Bởi ngoại trừ số ít người may mắn chọn được chồng và gia đình đàng hoàng tử tế, đa số chị em phụ nữ đành nhắm mắt đưa chân chấp nhận làm kiếp trâu ngựa, tủi nhục nơi xứ người. Gần như họ bị cô lập, tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài, tối ngày chỉ biết ở trong nhà và chăm lo cho gia đình chồng một cách cơ cực, khổ sở. Chuyện gửi tiền cho cha mẹ hay được về thăm nhà ở Việt Nam là chuyện xa vời, không tưởng.
Trong số nạn nhân của đường dây buôn người khép kín này, chị Huỳnh Thị Trúc (25 tuổi, ngụ ấp Lộc Khê, xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng, Tây Ninh) có lẽ là một trong những người may mắn nhất khi tìm được đường về nước, thoát khỏi cảnh “địa ngục trần gian”.
Bởi trước đó sau khi nghe lời dụ dỗ đầy lôi cuốn của Rớt, chị Trúc đã bỏ lại đứa con chưa đầy 4 tuổi cho cha mẹ già nuôi dưỡng giúp để sang Trung Quốc làm vợ một người đàn ông nước sở tại, với ước mong “hy sinh đời mẹ củng cố đời con” kiếm tiền gửi về nuôi con và giúp đỡ cha mẹ. Tuy nhiên, tất cả mơ ước cao cả của chị đã đổ vỡ hoàn toàn khi đặt chân qua nước bạn với chuỗi ngày bị đày đọa, khổ ải đầy ám ảnh.
“Ngày con tôi về tới nhà, mẹ con, bà cháu chỉ biết ôm lấy nhau mà khóc. Hôm ấy nhìn con gái thân hình tiều tụy, gầy ốm, khắp người chi chít vết thương mà lòng tôi như tan nát. Ngày con đi, cả gia đình ai cũng tưởng sẽ được cậy nhờ con, nhưng không ngờ mọi chuyện lại ra nông nỗi đó. Nói không may chứ nếu con tôi mà có mệnh hệ gì chắc cả đời tôi sẽ không thể tha thứ cho mình được. Bởi bản thân tôi là người góp phần chính trong việc tác động để con gái quyết định “xuất ngoại” lấy chồng”, bà Đặng Thị Hiệp (SN 1968, mẹ ruột chị Trúc) nghẹn ngào chia sẻ.
Cần nâng cao hơn nữa ý thức cảnh giác về tội phạm mua bán người
Theo bà Hiệp kể lại thì một ngày đầu tháng 5/2014, khi bà sang nhà Rớt là hàng xóm chơi, Rớt dụ dỗ và rêu rao rằng con gái mình từ ngày qua lấy chồng Trung Quốc đã có cuộc sống vô cùng sung sướng. Hằng tháng đều có gửi tiền về cho gia đình. Biết rõ hoàn cảnh khó khăn của mẹ con bà Hiệp nên con gái của Rớt ngỏ ý muốn giới thiệu cho con gái bà một vị đại gia giàu sang có ý định lấy vợ người Việt Nam.
Trước những viễn cảnh quá tươi sáng mà Rớt cố ý vẽ ra, bà Hiệp như bị mụ mẫm, thôi miên khi nghe những lời quá ngọt ngào của người đàn bà đội lốt “cò” buôn người. Ngay lập tức, bà Hiệp đã về kể lại mọi việc với con gái, đồng thời ra sức khuyên nhủ con mình nên đồng ý và làm theo sự giới thiệu của Rớt. Thấy mẹ có vẻ sốt sắng rồi bản thân nghĩ đến gia cảnh hiện tại nghèo khó của mình, chị Trúc đã đồng ý xuất ngoại lấy chồng.
Với sự sắp đặt của Rớt, mẹ con bà Hiệp đã được gặp tên Văn Cu. Mọi chuyện sau đó diễn ra một cách nhanh chóng thuận lợi. Bà Hiệp được nhận 20 triệu đồng từ tên cầm đầu đường dây buôn người và chị Trúc được lo mọi thủ tục, giấy tờ để xuất ngoại, làm dâu xứ người. Tuy nhiên, bi kịch bắt đầu đổ lên đầu chị Trúc khi sang đến Trung Quốc. Lúc này mọi viễn cảnh được vẽ ra tươi sáng lúc đầu đã trở nên xám xịt.
Người chồng được giới thiệu là đại gia thực chất chỉ là một ông nông dân lớn tuổi, nghèo khó, góa vợ sống tại vùng đồi núi hoang vu thuộc tỉnh Phúc Kiến. Ngay ngày đầu làm vợ, chị Trúc đã bị chồng ngoại hành hạ, tra tấn đánh đập. Những ngày sau đó là chuỗi ngày chị phải sống trong đau đớn, sợ hãi. Dù sống trong nhà nhưng chị bị chồng thu giữ điện thoại và mọi tư trang, giấy tờ. Hơn nữa, cứ mỗi lần người chồng này đi đâu đó hay ra ngoài, chị Trúc lại bị đẩy vào nhốt trong một căn phòng kín.
“Những ngày trong nhà chồng quả thật tôi sống giống như dưới địa ngục vậy. Anh ta không cho phép tôi đi ra khỏi nhà, ngay cả việc ăn uống cũng bị đối đãi kham khổ chẳng khác gì con vật. Hằng ngày tôi chỉ được ăn rau và muối. Ba ngày tôi mới được phép tắm một lần. Nếu tôi có ý phản kháng hay chống đối, anh ta sẽ lập tức thượng cẳng chân hạ cẳng tay, đánh đập tôi tàn nhẫn. Cuộc sống quá khổ sở, đau đớn nhưng tôi cũng chẳng biết kêu ai. Thật sự có những lúc tôi đã muốn tìm cách tự tử để chấm dứt những ngày bị đày ải, hành hạ. Nhưng mỗi lần như vậy, tôi lại nghĩ đến đứa con trai và cha mẹ già ở nhà nên đã cố gắng nhẫn nhục mà sống để chờ cơ hội thoát được về quê”, chị Trúc cố kìm nén những giọt nước mắt uất ức khi kể lại những ngày tháng kinh hoàng mình phải trải qua.
Cũng theo lời chị Trúc thì sau khi bị hành hạ, giam cầm, tra tấn suốt 3 tháng trời liên tục, chị đã may mắn gặp được một phụ nữ bị bán sang Trung Quốc trước đó mách nước cho đường trốn thoát. Người này đã nhiều lần lén cho chị mượn điện thoại để gọi về cho gia đình cầu cứu. “Dù biết hoàn cảnh của cha mẹ tôi rất nghèo khổ, không biết sẽ tìm đâu ra tiền để chuộc tôi về. Nhưng lúc đó tôi chỉ còn biết cách đó, chứ cứ sống những tháng ngày địa ngục như vậy, tôi thà chết còn hơn”, chị Trúc phân trần.
Hai đối tượng Hồng và Rớt tại cơ quan điều tra. |
Sau khi quyết định về rao bán căn nhà sập sệ đang ở nhưng mãi không có người mua, quá sốt ruột và lo lắng cho sự an nguy của con, vợ chồng bà Hiệp đã nhiều lần đến năn nỉ, cầu xin tên Văn Cu cứu giúp. Thấy không thể moi thêm tiền, tên này đã đồng ý giảm giá xuống còn 20 triệu đồng, nếu đưa đủ mới tìm cách chuộc người về. Sau đó, gia đình, người thân của chị Trúc đã phải chạy vạy nhiều nơi, đồng thời cầm cố tất cả những vật dụng có giá trị mới lo đủ số tiền chuộc con.
Dù vậy cũng phải mất một tuần sau khi giao tiền cho Văn Cu, chị Trúc mới được chuộc ra và đưa trở về Việt Nam, thoát khỏi chuỗi ngày tăm tối. “Dù gì thì tôi vẫn thấy mình may mắn hơn nhiều người bởi tôi biết còn khá nhiều chị em gái người Việt mình hiện còn đang phải hằng ngày chịu cảnh khổ cực, đau đớn ở bên đó mà không có cách nào trở về được. Qua câu chuyện thực tế đáng buồn của mình, tôi hy vọng mọi người sẽ chú ý đề phòng hơn trước những hành vi thủ đoạn của đám buôn bán người mất nhân tính”, chị Trúc nhấn mạnh.
Theo số liệu của ngành chức năng, trung bình mỗi năm ở Việt Nam xảy ra hàng trăm vụ mua bán phụ nữ, trẻ em. Trong đó, có khoảng 60% số nạn nhân bị bán sang Trung Quốc, 11% bị bán qua Campuchia, số còn lại sang các nước khác. Tại Tây Ninh, trong 9 năm qua (2005 - 2014) - tính đến giữa năm 2014, lực lượng Công an tỉnh Tây Ninh đã triệt phá thành công nhiều vụ buôn bán người, giải cứu 475 phụ nữ, trẻ em bị lừa bán ra nước ngoài…
Các huyện thường xảy ra tình trạng phụ nữ bị dụ dỗ đi lấy chồng nước ngoài nhiều nhất là Gò Dầu, Tân Biên, Châu Thành và Tân Châu… - đây chủ yếu là các vùng nông thôn, đời sống kinh tế của một bộ phận người dân còn gặp nhiều khó khăn. Các đối tượng phạm tội đa phần là những kẻ có người thân từng là nạn nhân bị bán ra nước ngoài, sau đó quay trở về nước tìm kiếm, dụ dỗ những phụ nữ khác. Đối tượng nạn nhân chúng nhắm tới thường là những phụ nữ nghèo, nhẹ dạ, nông nổi, mong muốn đổi đời một cách nhanh chóng…
Có thể nói, từ thực trạng hiện nay, tình hình tội phạm mua bán người vẫn đang diễn biến phức tạp, kéo theo những hệ quả ngày càng nghiêm trọng. Bọn tội phạm buôn bán người lại sử dụng các thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, có tổ chức chặt chẽ và mang tính chất quốc tế. Do đó, người dân cần nâng cao ý thức cảnh giác về tội phạm mua bán người để hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả và những ảnh hưởng tác động tiêu cực của loại hình tội phạm này đến tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Theo Cảnh Sát Toàn Cầu
Nguồn: Tienphong.vn
http://www.tienphong.vn/phap-luat/triet-pha-duong-day-ca-gia-dinh-buon-ban-phu-nu-853634.tpo
0 nhận xét:
Post a Comment