Ông Hugo Swire (trái) cho biết dự luật chống buôn người sẽ được trình lên Quốc hội phê duyệt ngay trong năm 2015. |
(Vân Nhi): Nhiều lao động Việt Nam phải sống trong khổ cực, bị đẩy vào nghiện ngập và bị lợi dụng để trồng, buôn bán ma túy, cần sa.
Tại buổi gặp gỡ báo chí chiều 27/2, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam đồng chủ trì Đối thoại chiến lược Việt Nam - Anh lần thứ tư, Quốc vụ khanh (Thứ trưởng) Bộ Ngoại giao Anh phụ trách châu Á, ông Hugo Swire đã xác nhận việc người lao động nước ngoài bị ép buộc làm việc trong các trại cần sa tại Anh, trong đó có nhiều lao động Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Ngoại giao Anh, buôn người là một vấn nạn nhức nhối tại Anh trong một thời gian dài. Trong năm 2014, Anh đã phải trục xuất đến 3.000 người có dính líu đến các đường dây tội phạm hay buôn bán cần sa.
Không chỉ người Việt Nam mà người từ rất nhiều nước trong khu vực châu Á và châu Phi được đưa vào Anh bằng các biện pháp trái phép lên đến hàng ngàn, hàng chục ngàn người.
"Đây là một vấn nạn nghiêm trọng tồn tại đã lâu và nay chúng tôi đang thảo luận một dự luật để ngăn chặn nạn buôn người" - ông Swire nói.
Ông Hugo Swire cho biết dự luật chống buôn người sẽ được trình lên Quốc hội Anh phê duyệt ngay trong năm nay. Việc ngăn chặn nạn buôn người hiện là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu ở Anh.
"Những người Việt Nam sang đây không có hộ chiếu, phải sống trong những điều kiện khổ cực, họ bị đẩy vào con đường nghiện ngập, bị lợi dụng trồng và buôn bán ma túy, cần sa. Họ không phải là tội phạm mà là nạn nhân của các tổ chức tội phạm tinh vi. Vì vậy, chúng tôi luôn có những giải pháp nhân đạo đối với họ. Còn bọn tội phạm buôn người làm giàu trên sự đau khổ của người khác, chúng sẽ phải chịu sự trừng phạt của pháp luật" - Thứ trưởng Ngoại giao Anh nhấn mạnh.
Trước đó, theo Reuters, Bộ Nội vụ Anh ước tính có tới 13.000 nạn nhân của tình trạng nô lệ ở Anh trong năm 2013. Các nạn nhân hầu hết đến từ Albania, Nigeria, Việt Nam và Romania.
Nhiều nạn nhân Việt Nam là trẻ em từng đi bộ, chở bằng tàu thuyền và xe tải hàng hàng ngàn dặm trong cả tháng trời trước khi tới được bờ biển nước Anh.
Luật sư Philippa Southwell ở nam London, chuyên theo các vụ kiện thanh thiếu niên bị bọn buôn người đưa từ Việt Nam sang Anh để lao động trong các trại trồng cần sa, nói: “Họ bị vận chuyển thông qua Nga, Đức, Pháp. Một số phải đi bộ qua những cánh rừng hàng ngày trời. Họ ngủ trong lán trại dựng tạm và sau đó được giấu trong những thùng xe tải trong những điều kiện dơ bẩn, tệ hại”.
Theo bà, các nạn nhân phải tuyệt đối giữ im lặng trong thùng xe tải. Họ không được di chuyển, thiếu không khí để thở. Thậm chí họ phải tiểu tiện ngay trong thùng xe tải.
Khi đã đến Anh, các nạn nhân bị những kẻ buôn người giam giữ như những tù nhân và buộc phải trồng cần sa trong những ngôi nhà có hệ thống làm nóng phức tạp và đèn cao áp để trả số tiền họ nợ, đôi khi lên đến 46.000 USD.
Nguồn: Theo Báo Đất Việt.
http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/nguoi-viet-lam-no-le-trong-cac-trai-can-sa-o-anh-3234539/
Tại buổi gặp gỡ báo chí chiều 27/2, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam đồng chủ trì Đối thoại chiến lược Việt Nam - Anh lần thứ tư, Quốc vụ khanh (Thứ trưởng) Bộ Ngoại giao Anh phụ trách châu Á, ông Hugo Swire đã xác nhận việc người lao động nước ngoài bị ép buộc làm việc trong các trại cần sa tại Anh, trong đó có nhiều lao động Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Ngoại giao Anh, buôn người là một vấn nạn nhức nhối tại Anh trong một thời gian dài. Trong năm 2014, Anh đã phải trục xuất đến 3.000 người có dính líu đến các đường dây tội phạm hay buôn bán cần sa.
Không chỉ người Việt Nam mà người từ rất nhiều nước trong khu vực châu Á và châu Phi được đưa vào Anh bằng các biện pháp trái phép lên đến hàng ngàn, hàng chục ngàn người.
"Đây là một vấn nạn nghiêm trọng tồn tại đã lâu và nay chúng tôi đang thảo luận một dự luật để ngăn chặn nạn buôn người" - ông Swire nói.
Ông Hugo Swire cho biết dự luật chống buôn người sẽ được trình lên Quốc hội Anh phê duyệt ngay trong năm nay. Việc ngăn chặn nạn buôn người hiện là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu ở Anh.
"Những người Việt Nam sang đây không có hộ chiếu, phải sống trong những điều kiện khổ cực, họ bị đẩy vào con đường nghiện ngập, bị lợi dụng trồng và buôn bán ma túy, cần sa. Họ không phải là tội phạm mà là nạn nhân của các tổ chức tội phạm tinh vi. Vì vậy, chúng tôi luôn có những giải pháp nhân đạo đối với họ. Còn bọn tội phạm buôn người làm giàu trên sự đau khổ của người khác, chúng sẽ phải chịu sự trừng phạt của pháp luật" - Thứ trưởng Ngoại giao Anh nhấn mạnh.
Trước đó, theo Reuters, Bộ Nội vụ Anh ước tính có tới 13.000 nạn nhân của tình trạng nô lệ ở Anh trong năm 2013. Các nạn nhân hầu hết đến từ Albania, Nigeria, Việt Nam và Romania.
Nhiều nạn nhân Việt Nam là trẻ em từng đi bộ, chở bằng tàu thuyền và xe tải hàng hàng ngàn dặm trong cả tháng trời trước khi tới được bờ biển nước Anh.
Một nông trại trồng cần sa bí mật bị phát hiện ở Anh |
Theo bà, các nạn nhân phải tuyệt đối giữ im lặng trong thùng xe tải. Họ không được di chuyển, thiếu không khí để thở. Thậm chí họ phải tiểu tiện ngay trong thùng xe tải.
Khi đã đến Anh, các nạn nhân bị những kẻ buôn người giam giữ như những tù nhân và buộc phải trồng cần sa trong những ngôi nhà có hệ thống làm nóng phức tạp và đèn cao áp để trả số tiền họ nợ, đôi khi lên đến 46.000 USD.
Nguồn: Theo Báo Đất Việt.
http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/nguoi-viet-lam-no-le-trong-cac-trai-can-sa-o-anh-3234539/
0 nhận xét:
Post a Comment