VRNs: 02.02.2015- Sài Gòn: Bé trai gần 6 tháng tuổi, con của một công dân VN, bị một người ngoại quốc mang quốc tịch Nhật Bản đưa ra nước ngoài và chiếm đoạt
Bà Trần Thị Mai Khoa, mẹ ruột của bé Trần Nhật Minh cho biết, ông Namita Masanobu, người Nhật Bản đã mang đứa con nhỏ của bà ra nước ngoài từ ngày 13.04.2014, và cho đến nay không trở lại VN.
Bà Khoa đã tìm mọi cách liên lạc với ông Namita Masanobu theo số điện thoại cũ được một thời gian ngắn, sau đó ông đã cắt đứt liên lạc với bà. Hiện nay, bà Khoa không biết một thông tin gì liên quan đến con trai bà.
Bà Trần Thị Mai Khoa, mẹ ruột của bé Trần Nhật Minh cho biết, ông Namita Masanobu, người Nhật Bản đã mang đứa con nhỏ của bà ra nước ngoài từ ngày 13.04.2014, và cho đến nay không trở lại VN.
Bà Khoa đã tìm mọi cách liên lạc với ông Namita Masanobu theo số điện thoại cũ được một thời gian ngắn, sau đó ông đã cắt đứt liên lạc với bà. Hiện nay, bà Khoa không biết một thông tin gì liên quan đến con trai bà.
Bà Khoa tường thuật lại sự việc: “Vào năm 2012, tôi quen ông Namita Masanobu- có quốc tịch Nhật Bản- tại Sài Gòn. Ông cho biết, ông đã từng có vợ, nhưng đã ly hôn do vợ ông ngoại tình, nên ông sống một mình ở Đài Loan và làm việc. Ông theo đuổi và làm bạn với tôi. Cứ vài tháng, ông sang VN thăm tôi một lần. Chúng tôi nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh.
Sau một thời gian tìm hiểu, chúng tôi yêu nhau và có con. Khi biết tôi mang thai, ông yêu cầu tôi về quê -ở Bến Tre- làm giấy xác nhận độc thân, nộp cho Lãnh sự quán Nhật Bản tại Sài Gòn để đăng ký kết hôn. Nhiều lần, chúng tôi đến Lãnh sự quán Nhật Bản làm giấy tờ, tôi có ký tên vào một vài văn bản bằng tiếng Nhật, nhưng không biết nội dung bên trong là gì, vì tôi tin tưởng những gì ông ấy thông dịch.
Trong khi chờ đợi đăng ký kết hôn, tôi đã sinh con vào ngày 05.11.2013. Tôi đặt tên cho con tiếng Việt là Trần Nhật Minh, ông ấy đặt tên cho con Tiếng Nhật là Namita Atsuhiro, lúc đó, con tôi vẫn chưa làm giấy khai sinh. Sau đó, chúng tôi tiếp tục đến Lãnh sự quán Nhật Bản làm một vài thủ tục hợp thức hóa cho bé trai là con của ông ấy.
Vào tháng 4.2014, ông nói rằng, ông muốn về gia đình tôi bàn chuyện hôn nhân. Trước khi về quê, ông thông báo cho tôi biết, mẹ ông bị tai nạn, bà bị chấn thương xương sống nghiêm trọng và có thể sẽ không qua khỏi. Còn cha của ông không đi máy bay được nên không thể qua VN. Tuy nhiên, cả hai ông bà rất mong được gặp cháu. Ông thuyết phục tôi đưa con về Nhật Bản để gặp ông bà nội lần cuối. Ông hứa rằng, sau khi thăm ông bà nội xong, ông sẽ lập tức mang con về VN cho hai mẹ con được đoàn tụ. Tôi chấp nhận vì tin tưởng ông ấy. Tôi cũng xem bố mẹ của ông ấy như bố mẹ của tôi, và tôi sẽ cảm thấy ân hận nếu như bà ấy chết mà không được gặp cháu. Thế nhưng, trong một thời gian ngắn, tôi không thể làm visa vì chưa có giấy đăng ký kết hôn, nên tôi không thể đi qua Nhật cùng với con tôi. Kế đến, ông ấy đến Lãnh sự quán Nhật Bản làm thủ tục cho con được xuất cảnh.
Sau một thời gian tìm hiểu, chúng tôi yêu nhau và có con. Khi biết tôi mang thai, ông yêu cầu tôi về quê -ở Bến Tre- làm giấy xác nhận độc thân, nộp cho Lãnh sự quán Nhật Bản tại Sài Gòn để đăng ký kết hôn. Nhiều lần, chúng tôi đến Lãnh sự quán Nhật Bản làm giấy tờ, tôi có ký tên vào một vài văn bản bằng tiếng Nhật, nhưng không biết nội dung bên trong là gì, vì tôi tin tưởng những gì ông ấy thông dịch.
Trong khi chờ đợi đăng ký kết hôn, tôi đã sinh con vào ngày 05.11.2013. Tôi đặt tên cho con tiếng Việt là Trần Nhật Minh, ông ấy đặt tên cho con Tiếng Nhật là Namita Atsuhiro, lúc đó, con tôi vẫn chưa làm giấy khai sinh. Sau đó, chúng tôi tiếp tục đến Lãnh sự quán Nhật Bản làm một vài thủ tục hợp thức hóa cho bé trai là con của ông ấy.
Vào tháng 4.2014, ông nói rằng, ông muốn về gia đình tôi bàn chuyện hôn nhân. Trước khi về quê, ông thông báo cho tôi biết, mẹ ông bị tai nạn, bà bị chấn thương xương sống nghiêm trọng và có thể sẽ không qua khỏi. Còn cha của ông không đi máy bay được nên không thể qua VN. Tuy nhiên, cả hai ông bà rất mong được gặp cháu. Ông thuyết phục tôi đưa con về Nhật Bản để gặp ông bà nội lần cuối. Ông hứa rằng, sau khi thăm ông bà nội xong, ông sẽ lập tức mang con về VN cho hai mẹ con được đoàn tụ. Tôi chấp nhận vì tin tưởng ông ấy. Tôi cũng xem bố mẹ của ông ấy như bố mẹ của tôi, và tôi sẽ cảm thấy ân hận nếu như bà ấy chết mà không được gặp cháu. Thế nhưng, trong một thời gian ngắn, tôi không thể làm visa vì chưa có giấy đăng ký kết hôn, nên tôi không thể đi qua Nhật cùng với con tôi. Kế đến, ông ấy đến Lãnh sự quán Nhật Bản làm thủ tục cho con được xuất cảnh.
Vào ngày 13.04.2014, ông đã đưa con tôi đi. Kể từ đó, tôi không được nhìn thấy con tôi một lần nào.
Tại Nhật Bản, ông Namita Masanobu làm thủ tục hợp thức hóa bé trai thành con của ông cùng với một người phụ nữ khác.
Bà Khoa kể tiếp: “Tại Nhật Bản, ông ấy nói, ông ít liên lạc với tôi vì sức khỏe của mẹ ông ấy yếu và đang trong tình trạng nguy kịch nên không thể mang con về VN. Tôi tin điều ông ấy nói.
Đợi mãi, đợi mãi không thấy ông ấy liên lạc và đưa con về VN. Tôi lo sợ. Tôi cảm thấy có điều gì đó bất thường. Tôi phát điên lên. Tôi gọi cho ông ấy nhiều lần nhưng ông ấy không trả lời. Tôi tiếp tục gọi, gọi, gọi… rồi gọi. Lúc này, tôi giống như một người điên, tôi không nghĩ ra được gì ngoài việc gào khóc và gọi điện thoại cho ông ấy nhiều cuộc gọi trong một ngày.
Mãi đến tháng 9.2014, ông ấy bắt máy và nói chuyện với tôi. Lần đó là cuộc gọi cuối cùng. Nó kéo dài gần khoảng 9 tiếng đồng hồ. Trong cuộc nói chuyện, ông thừa nhận tất cả chỉ là một màn kịch, ông chưa từng ly hôn, không hề có chuyện mẹ ông bị ốm… Ông đã phải chi trả một khoản tiền lớn để đưa con tôi từ VN sang Nhật Bản. Tại Nhật, ông đã hợp thức hóa biến con tôi thành con của vợ chồng ông. Ông ấy nói, vợ ông không có khả năng sinh con, nhưng không chịu ly hôn, còn ông ấy mong muốn có một đứa con mang dòng máu của mình. Bà vợ đe dọa rằng, nếu ông ấy trả lại đứa con cho tôi thì vợ ông sẽ làm cho ông mất hết tất cả, do đó ông không dám làm trái ý vợ ông. Ông ấy nhẫn tâm nói với tôi rằng, hãy quên chuyện này đi và hãy sinh một đứa con khác. Con tôi đã nằm trong tay vợ ông nên bà ấy sẽ không trả lại con cho tôi. Họ sẽ xóa sạch mọi dấu vết về tôi trong cuộc đời con tôi. Họ sẽ không bao giờ để tôi được gặp lại con tôi nữa. Sau đó, ông ấy đã cắt đứt liên lạc với tôi. Lúc đó, tôi rất sốc và chỉ muốn chết thôi vì ông ấy đã lừa gạt tôi.
Sau đó, tôi có nhắn tin cho ông ấy rằng, nếu ông không trả lại con cho tôi, tôi sẽ tố cáo chuyện này với các cơ quan chức năng và phơi bày câu chuyện này ra trước công luận. Ông ấy trả lời, nếu ông bị tố cáo và câu chuyện này bị phơi bày, thì ông và gia đình ông sẽ trả đũa bằng cách đăng tải các tấm hình khỏa thân của tôi lên mạng do ông chụp lúc tôi mang thai -làm kỷ niệm.”
Bà Khoa đặt câu hỏi: “Làm sao ông ấy có thể đem một bé sơ sinh chưa tròn 6 tháng tuổi ra nước ngoài mà chưa có giấy khai sinh?”.
Cơ quan chức năng vẫn đang trong giai đoạn điều tra
Ngay sau đó, bà Khoa đã liên lạc với Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế tại VN, nhưng đến nay, họ vẫn đang trong giai đoạn điều tra. Bà Khoa nói: “Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế mời tôi lên lấy lời khai, nhưng hiện nay vẫn đang trong giai đoạn điều tra.
Tôi đến rất nhiều cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội có liên quan phụ nữ và trẻ em cầu cứu.
Tôi đến Lãnh sự quán Nhật Bản với mong muốn được biết nội dung các văn bản mà tôi đã ký thông qua những gì ông ấy phiên dịch. Tôi đã đến nhiều lần và yêu cầu cung cấp các bản sao văn bản đó, nhưng họ đều từ chối với lý do họ chỉ cung cấp khi có yêu cầu của cơ quan chức năng.”
Bà Khoa cho biết thêm, một Luật sư người Nhật biết được sự việc của bà nên đã đồng ý giúp bà tìm thông tin của gia đình ông Namita Masanobu. Vị Luật sư này cho biết, ông Namita Masanobu đã làm tất cả các thủ tục hợp thức hóa con trai bà là con trai của vợ chồng ông Namita Masanobu. Sau đó, hai vợ chồng đã đưa đứa bé qua Đài Loan sinh sống, nhằm trốn tránh các cơ quan chức năng.
Bà Khoa mong muốn được tìm lại đứa con trai của bà cho dù có phải mất mạng. Bà nguyện vọng: “Tôi mong sớm tìm lại được con, được quyền nuôi con, làm điều tốt nhất cho con trai tôi, để làm tròn bổn phận của một người mẹ. Nỗi đau tôi sẽ phải chịu. Tôi sẽ không tra cứu ông ấy.
Hiện nay, tôi không biết con tôi đang ở đâu? Họ có chăm sóc tốt cho con trai tôi hay không? Liệu người phụ nữ kia có thương con tôi thật khi nhận nuôi nó? Tôi lo lắng nhiều thứ lắm!
Tinh thần tôi luôn suy sụp khi nhớ đến con. Nhiều người khuyên tôi hãy từ bỏ nó, nhưng nếu làm như vậy thì đồng nghĩa với việc tôi sẽ chết. Tình thương tôi dành cho con rất lớn, nếu không tìm được con, tôi không biết tôi sống trên đời này để làm gì. Hình ảnh của con luôn ở trong đầu tôi, tôi không thể nào quên được con, tôi phải đi tìm con. Đến nay, vẫn vô vọng, nhưng tôi tin tôi sẽ tìm được con, vì hiện nay đang có rất nhiều người nhiệt tình giúp đỡ tôi.”
Bà Khoa cho biết thêm, ông Namita Masanobu, quốc tịch Nhật Bản. Sinh ngày 22.02.1970. Số hộ chiếu TH 2010353. Quê quán: 123 3 cho-me, Kisibeminami Suita-city, Osaka, Japan /// Yokohama – shi, Kanagawa, Japan.
Chưa bàn sâu về khía cạnh pháp lý nhưng về tình cảm, tình mẫu tử rất thiêng liêng. Người mẹ nào cũng xót xa khi đứa con bé bỏng rời khỏi vòng tay của mình, mà không biết sự an nguy của đứa con nhỏ hiện nay như thế nào. Bà Khoa đã đi kêu cứu đến các cơ quan chức năng, với niềm tin, hy vọng sớm tìm được con mình, nhưng dường như chưa thấy được kết quả mong muốn. Hãy lên tiếng bảo vệ trẻ em cụ thể là con trai bà, bằng cách tìm kiếm và mang đứa con nhỏ về cho bà. Điều mong muốn của bà Khoa là cần thiết và quan trọng mà các cơ quan chức năng cần làm ngay, phù hợp pháp luật Việt Nam và quốc tế. Qua đây, chúng tôi cũng tha thiết mong muốn các cơ quan chức năng trong và ngoài nước, hãy lên tiếng và đồng hành với gia đình bà trong việc kiếm tìm đứa con trai, để mẹ con bà Khoa sớm được sum vầy, quây quần bên nhau.
HT, VRNs
Nguồn: chuacuuthe.com
http://www.chuacuuthe.com/2015/02/be-trai-gan-6-thang-tuoi-bi-mot-cong-dan-nhat-ban-chiem-doat/
0 nhận xét:
Post a Comment