Quốc Hội Việt Nam Thông Qua Đạo Luật Phòng, Chống Buôn Người

Quốc Hội Việt Nam Thông Qua Đạo Luật Phòng, Chống Buôn Người

6 10 99
Quốc Hội Việt Nam Thông Qua Đạo Luật Phòng, Chống Buôn Người 10 6 99
Ts. Lê Duy Cấn, Liên Hội Người Việt Canada,
tại văn phòng CAMSA ở Đài Loan, 29/03/11
CAMSA - Ngày 31 tháng 3, tại kỳ họp thứ 9 khoá XII Quốc Hội Việt Nam đã thông qua Luật Phòng, Chống Mua Bán Người. Luật này bắt đầu hiệu lực ngày 1 tháng 1, 2012.

Đây là luật tổng quát đầu tiên của Việt Nam về buôn người, bao gồm cả buôn lao động. Trước đây, luật pháp Việt Nam, qua Điều 119 và 120 của Bộ Luật Hình Sự, chỉ giới hạn vào việc buôn phụ nữ và trẻ em với trọng tâm là buôn tình dục.

Vì luật không thừa nhận buôn lao động nên chính phủ Việt Nam không xác nhận nạn nhân và cũng không truy tố thủ phạm buôn lao động. Chính vì vậy, Hoa Kỳ và quốc tế tưởng rằng không hề có tệ trạng buôn lao động ở Việt Nam.

“Thông qua luật phòng, chống buôn người là mốc điểm tiên khởi trong kế hoạch bài trừ nạn buôn người mà Liên Minh CAMSA thực hiện”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành của BPSOS và đồng sáng lập viên CAMSA, giải thích.

Kế hoạch của CAMSA là, qua những hồ sơ không thể chối cãi, vận động chính quyền ban hành lưật phòng, chống buôn người. Kế đến là huy động người dân và các tổ chức tư nhân nhằm bảo đảm sự chấp pháp nghiêm chỉnh bởi các giới chức thẩm quyền.

Kế hoạch này được áp dụng ở Hoa Kỳ năm 2000, rồi ở Mã Lai và Đài Loan năm 2005, và nay ở Việt Nam.

Theo Ts. Thắng, từ năm 2005 BPSOS bắt đầu thu thập các hồ sơ về buôn lao động từ Việt Nam đến một số quốc gia như Mã Lai và Đài Loan. Sau đó, BPSOS lọc ra những hồ sơ thật mạnh để thuyết phục chính phủ Hoa Kỳ quan tâm đến tình trạng “nô lệ tân thời” ở hai quốc gia này.

Năm 2007 Hoa Kỳ xếp Mã Lai vào Hạng 3, nghĩa là hang chót, trong nỗ lực phòng, chống buôn người. Các quốc gia ở Hạng 3 có thể bị chế tài bởi chính phủ Hoa Kỳ.

Cuối năm 2007 Mã Lai thông qua luật phòng, chống buôn người và nhờ vậy năm 2008 được nâng lên Hạng 2 nhưng ở trong Danh Sách Cần Theo Dõi.

Đầu năm 2008, BPSOS cùng với một số tổ chức thành lập Liên Minh CAMSA và mở văn phòng hoạt động ở Mã Lai nhằm theo dõi và vận động sự thi hành nghiêm chỉnh luật mới này.

Tuy nhiên, do chính quyền Mã Lai không chứng tỏ quyết tâm chống buôn người, năm 2009 Hoa Kỳ lại xếp họ vào Hạng 3. Điều này dẫn đến một số thay đổi tích cực trong việc thi hành luật. Năm 2010 Mã Lai trở lại Danh Sách Cần Theo Dõi.

“Song song với việc vận động và theo dõi việc chính phủ thi hành luật, CAMSA giúp phát triển năng lực cho một số tổ chức chống buôn người, tập hợp họ lại thành sức mạnh chính trị, và đề xuất một số chương trình hành động chung,” Ts. Thắng chia sẻ.

Ông cũng cho biết là bắt đầu năm 2010, CAMSA phối hợp với tổ chức công đoàn toàn quốc để huấn luyện cho hàng trăm công nhân về quyền và lợi ích của họ chiếu theo khung luật ở Mã Lai.

Tương tự, năm 2006 Đài Loan bị Hoa Kỳ liệt kê vào danh sách cần theo dõi. Đầu năm 2009 chính phủ Đài Loan ban hành luật phòng, chống buôn ngư ời. Đầu năm 2010 Liên Minh CAMSA thành lập văn phòng thường trực tại quốc gia này để theo dõi và hỗ trợ việc thi hành luật.

“Qua hồ sơ nạn nhân thu thập từ cả ba quốc gia Hoa Kỳ, Mã Lai và Đài Loan, chúng tôi đã chứng minh cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và quốc tế thấy có tình trạng buôn lao động xuất phát từ Việt Nam, dù chính phủ Việt Nam không công nhận điều này,” Ts. Thắng nói.

Năm 2010, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ liệt kê Việt Nam vào danh sách cần theo dõi và đưa ra trên một chục khuyến cáo cho chính quyền Việt Nam, trong đó 10 khuyến cáo tập trung vào tệ nạn buôn lao động.

“Bước kế tiếp là CAMSA sẽ hướng dẫn cho người dân trong nước biết cách tự đề phòng. Chúng tôi cũng sẽ theo dõi việc thi hành Luật Phòng, Chống Mua Bán Người qua các hồ sơ mà CAMSA tiếp tục thu thập từ các quốc gia tiếp nhận công nhân Việt Nam như Hoa Kỳ, Mã Lai, Đài Loan...,” Ông nói.

Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu, viết tắt là CAMSA (Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia) trong tiếng Anh, hiện gồm năm tổ chức thành viên: BPSOS, Liên Hội Người Việt Canada, Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế (Đức), Tenaganita (Mã Lai), và Hiệp Hội Phụ Nữ Cứu Viện Đài Bắc (Đài Loan). Đến nay Liên Minh CAMSA đã can thiệp cho gần 60 vụ lớn nhỏ, ảnh hưởng đến trên ba ngàn công nhân.

Liên Minh CAMSA cần sự yểm trợ của đồng bào để tiếp tục phát triển hoạt động nhằm can thiệp và trợ giúp nạn nhân, truy tố thủ phạm, và thúc đẩy những thay đổi về chính sách của các quốc gia.

Mọi đóng góp yểm trợ cho Liên Minh CAMSA, xin đề cho và gởi về:

BPSOS/CAMSA

PO Box 8065

Falls Church, VA 22041 - USA 


0 nhận xét:

Post a Comment

 
Camsa Việt Nam © 2014 - 2015. All Rights Reserved. Design by: Blogger
Top