Khủng hoảng cô dâu: 'Nhập khẩu' vợ Việt Nam.

Khủng hoảng cô dâu: 'Nhập khẩu' vợ Việt Nam.

6 10 99
Khủng hoảng cô dâu: 'Nhập khẩu' vợ Việt Nam. 10 6 99
Nguyễn Hoàng Lam bị lừa bán sang Trung Quốc làm vợ: (Ảnh - itv.com)

 LTS: So với các nước trong khu vực nước Đông Nam Á, thì Việt Nam là nước, dẫn đầu về vấn nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em qua Trung Quốc. Vấn nạn này được kéo dài trong nhiều thập kỷ qua. Bất chấp những lời cảnh báo, đe dọa hay dùng hình thức bỏ tù, phạt tiền…đều không làm suy yếu mà vẫn gia tăng. Đây là vấn đề gấy nhức nhối cho toàn xã hội hiện nay.

Dưới đây là bài viết trên http://nongnghiep.vn/ nói về gái Việt nam như là món hàng trục lợi cho những kẻ buôn người bán sang Trung Quốc làm cô dâu.

Nguyễn Xuân Thủy: Đàn ông nhiều vùng nông thôn Trung Quốc phải tìm vợ ở nước ngoài với chi phí thấp hơn so với việc kiếm vợ địa phương. Vợ “ngoại” thường đến từ các nước Đông Nam Á như Lào, Việt Nam và Campuchia./ Cô dâu tâm thần vẫn đắt hàng..

Ở những làng ngoại ô thành phố Hàm Đan thuộc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, một người đàn ông độc thân muốn cưới một cô gái địa phương cần phải có trong tay ít nhất 64.000 USD (khoảng 1,3 tỷ đồng) để mua nhà và các loại quà cáp cho nhà gái. Số tiền này đối với nhiều nông dân trong vùng là quá sức, theo hãng tin Bloomberg. 

Vì thế, trong những năm gần đây, theo báo Tin tức Bắc Kinh, đàn ông địa phương tìm đến những nhà môi giới hôn nhân người Việt Nam, trả khoảng 18.500 USD để “nhập khẩu” một cô vợ từ nước ngoài. Trong trường hợp sau này cô dâu bỏ trốn, họ sẽ được hoàn trả một phần tiền, theo điều khoản giữa khách hàng và nhà môi giới. 

Mua vợ ngoại

Theo đài truyền hình ITV của Anh, cho dù mới đây Trung Quốc đã bỏ chính sách một con nhưng hậu quả của hơn 30 năm “mỗi gia đình chỉ có một con” cộng thêm tư tưởng trọng nam đã khiến tỷ lệ nam nữ ở nước này chênh lệch ở mức 118 đàn ông/100 phụ nữ. 

Đàn ông nhiều vùng nông thôn phải tìm vợ ở nước ngoài với chi phí thấp hơn so với việc kiếm vợ địa phương. Vợ “ngoại” thường đến từ các nước Đông Nam Á như Lào, Việt Nam và Campuchia. 

Cũng có một số phụ nữ nước ngoài tự nguyện qua Trung Quốc kết hôn nhưng đã có nhiều vụ buôn bán người xuyên biên giới mà các nạn nhân không hề biết mình bị bán qua Trung Quốc làm vợ người ta. Phóng viên của đài ITV đã gặp gỡ Chân Ngọc Lưu ở một thị trấn biên giới phía bắc của Việt Nam. Chân là người Trung Quốc, kết hôn lần thứ hai với một phụ nữ Việt Nam. 

Với kinh nghiệm lấy vợ Việt, Chân bắt đầu công việc “làm mối” kiếm tiền dưới vỏ bọc hướng dẫn du lịch. Chân đưa đàn ông từ Trung Quốc qua Việt Nam giới thiệu với phụ nữ địa phương. Tất nhiên, khách phải trả phí cho anh ta. Điều này được xem là phi pháp ở Việt Nam. 

Chân Ngọc Lưu chỉ là một mắt xích của một đường dây hoạt động có tổ chức kết nối với những người môi giới hôn nhân ở Việt Nam với nhiệm vụ tìm kiếm phụ nữ sẵn sàng kết hôn với người nước ngoài, kết nối khách hàng và cô dâu tương lai với nhau. Nhóm thường nhắm đến những vùng quê nghèo, vùng sâu vùng xa. 

Phóng viên ITV đã gặp một trong những khách hàng của đường dây này, Trần Ôn Xuân, người Trung Quốc. Theo Trần, ở quê anh ta rất khan hiếm phụ nữ, mà nếu có thì đòi hỏi rất cao. Ví dụ họ đòi Trần phải có ô tô, có căn hộ, rồi mới nói chuyện tiếp theo. 

Theo Trần, muốn có vợ ở Trung Quốc, anh ta cần có trong tay khoảng 500 triệu đồng tính theo tiền Việt, còn lấy vợ Việt thì chỉ cần có khoảng 300 triệu. Chuyến đi này, anh đã được giới thiệu với hơn 30 cô gái người Việt. 

Phóng viên ITV đã có dịp chứng kiến quá trình mai mối. Ba cô gái người Việt đều 21 tuổi, là bạn học với nhau, lần lượt ra mắt Trần Ôn Xuân. Ba cô được thầy giáo người Trung Quốc dạy tiếng Trung giới thiệu. Khi phóng viên hỏi ông thầy, cũng cùng họ Trần Ôn như Trần Ôn Xuân, ông này phủ nhận vai trò mai mối, nói rằng ông ta chỉ “dạy tiếng Trung để giúp họ đi Trung Quốc”. 

Trong số ba cô, Trần Ôn Xuân để ý nhất đến Thanh Thao. Thanh Thao nói với phóng viên: “Em chưa có ấn tượng gì xấu về anh ấy nhưng cần có thời gian để hiểu anh ấy hơn. Em không quan tâm mình sống ở đâu. Em còn trẻ và muốn ra nước ngoài”. 

Cha mẹ cô gái này không có ý kiến gì về ý định của con gái mình. Ông mai Chân Ngọc Lưu nói anh ta không nghĩ rằng có điều gì sai với những việc anh ta đang làm cho dù chính quyền Trung Quốc đã dẹp bỏ website anh ta lập ra để quảng bá công việc làm ăn của mình. 

Tuy nhiên đối với nhà chức trách Việt Nam và Trung Quốc, những gì Chân đang làm là phạm pháp. Đã xảy ra nhiều vụ buôn bán người qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc và ngày càng gia tăng, theo lãnh đạo một tổ chức có tên Vietnam’s Blue Dragon Children’s Foundation, ông Michael Brosowski. 
Tổ chức này được nói là đã cứu thoát 47 phụ nữ từ những vụ buôn người qua biên giới. 

Phóng viên ITV đã gặp gỡ Nguyen Hoang Lam, 18 tuổi. Lam sống trong một căn hộ tại Hà Nội cùng năm phụ nữ khác, tất cả đều được cứu thoát khỏi bàn tay bọn buôn người. Lam bị bạn lừa bán qua Trung Quốc. Bạn cô nói cô sẽ được làm công việc như ở Việt Nam nhưng lương cao hơn rất nhiều, do vậy cô đã lên đường qua Trung Quốc tìm hiểu việc làm ăn. 

Cô và người bạn ở tại một căn hộ trong ba đêm, nhưng đêm thứ ba, bà chủ nhà tách họ ra và nói bà ta sẽ giới thiệu cho cô một người chồng. Cô bị bán với giá khoảng 300 triệu đồng, nhưng từ chối quan hệ tình dục với “người chồng” vì cô “không thích” anh ta. 

Người đàn ông đòi tiền lại, do vậy Lam bị bán tiếp. Cô bị đe dọa bán vào ổ điếm hoặc đập gãy chân nếu không quy phục. Lam nói cô quyết định kể cho phóng viên nghe bởi không muốn có ai rơi vào những cái bẫy như cô từng gặp. 

Cô dâu chạy trốn 

Tuy vậy, trong hoạt động mua bán hôn nhân, nạn nhân không chỉ là người bị bán. Tháng 12/2014, ở Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, hơn 100 phụ nữ Việt Nam đã trốn khỏi “nhà chồng”. Đó được cho là một kịch bản lên từ trước. Một nữ môi giới đã dàn xếp các vụ hôn nhân này và đảm bảo cô dâu ở nhà chồng ít nhất 5 năm. Nhưng sau chỉ vài tháng, tất cả họ đã biến mất. 

Một nông dân họ Viên đã mất gần 300 triệu đồng (tính theo tiền Việt) trong vụ mua vợ này và lâm vào cảnh túng thiếu. 

“Thời khắc tôi nhận ra rằng cô ấy đã đi mất, tôi cảm thấy trời đất quay cuồng. Tôi đã bị lừa. Tôi nhớ cô ấy, nhưng tôi cũng hận cô ấy. Số tiền kia nhiều hơn cả thu nhập một năm của gia đình tôi”, Viên buồn bã nói.

Hãng tin Bloomberg dẫn nguồn thống kê của chính phủ Trung Quốc cho biết số lượng đàn ông chênh lệch so với phụ nữ là gần 34 triệu người và đây là một thách thức đối với chính phủ nước này, thậm chí là sẽ ảnh hưởng lan sang các nước láng giềng trong một vài thập kỷ tới. 

(Còn nữa).

0 nhận xét:

Post a Comment

 
Camsa Việt Nam © 2014 - 2015. All Rights Reserved. Design by: Blogger
Top