Công nhân Việt Nam tại Algeri bị thầu Trung Quốc bóc lột

Công nhân Việt Nam tại Algeri bị thầu Trung Quốc bóc lột

6 10 99
Công nhân Việt Nam tại Algeri bị thầu Trung Quốc bóc lột 10 6 99
9 trong số 19 lao động VN kêu cứu từ Algeri.
Ảnh: nạn nhân cung cấp
RFI - Mạng lưới bảo vệ nhân quyền VETO tại Đức báo động số phận của 19 công nhân Việt Nam bị đánh lừa nộp tiền để được sang Algerie làm việc cho công ty Pháp. Thực tế, Công ty tuyển dụng Nhật Minh Namico ở Hà Nội đã giao 19 nạn nhân cho hãng thầu Trung Quốc C2SS ở Algérie. Điều kiện lao động, ăn uống khổ sở, không được trả lương từ ba tháng nay, bị đồng nghiệp Trung Quốc hiếp đáp, sứ quán Việt Nam chỉ « động viên tinh thần ».

Qua điện thoại, anh Trần Văn Duy kể lại vụ lừa đảo này và cho biết nguyện vọng muốn về nước.

«… buổi sáng họ cho ăn cháo hoa, trưa một quả trứng và ít rau, tối thì một ít rau xào với một ít thịt , không bổ dưỡng gì anh ơi..còn làm việc thì 10 giờ mỗi ngày… »


Anh Trần Văn Duy, Algeri:07/10/2014Nghe

Mạng lưới bảo vệ nhân quyền VETO tại Đức báo độ số phận của 19 công nhân Việt Nam bị đánh lừa để nộp tiền sang Algeri làm việc cho công ty Pháp, thực tế công ty Nhật Minh từ Hà Nội đã đưa 19 nạn nhân giao cho hãng thầu Trung Quốc, điều kiện lao động ăn uống khổ sở, bị đồng nghiệp Trung Quốc hiếp đáp, sứ quán Việt Nam tại Algeri làm ngơ. Qua điện thoại anh Trần Văn Duy kể lại vụ lừa đảo này và cho biết nguyện vọng muốn về nước của nhóm lao động Việt Nam. 

Trần Văn Duy (TVD): Chúng em là 19 công nhân Việt Nam sang bên này làm cho nhà thầu trung Quốc là công ty C2SS, có 1 tốp đầu tiên là 7 người, tốp thứ 2 tụi em sang là 12 người. Ngày đầu tiên tụi em sang tới đây, đặt chân xuống sân bay Algeri là đã bị chủ nhà thầu thu hết toàn bộ hộ chiếu của anh em, và khi công nhân chúng em về đến … là chủ sự dụng phát cho anh em mỗi người một tô (bát ăn cơm loại lớn), mỗi người một tô ăn. 7 người đi trước bảo là cuộc sống này khổ lắm mà sao anh em lại sang, bọn anh bên này đang tìm đường về không được, đình công nọ kia để đòi về thì chủ TQ nó tuyên bố thẳng là đã sang đây rồi thì ai muốn về thì là phải nạp vào cho công ty 33 nghìn nhân dân tệ, mà trong khi đấy bọn em sang bên này biết mình bị lừa rồi nên là chúng em làm gì có tiền đâu, bởi vì cuộc sống ở nhà rất chi là khó khăn. Mà ra đến công ty môi giới nói rằng là bọn em sang đây làm cho chủ Pháp, mà làm kí kết giữa 2 bản hợp đồng thì nó là như vậy. Nhưng mà sang tới bên này bọn em mới biết là làm cho nhà thầu Trung Quốc. mà sáng ra là chẳng có gì ăn đâu, người ta chỉ nấu cho mình một nồi cháo hoa, vài cái bánh bao nhưng mà bánh bao không nhân, cho nên là chẳng có một chút dinh dưỡng nào cả. Sáng ra hôm nào chúng em cũng chỉ có thế thôi, chỉ có cháo hoa và màn thầu. mà bữa trưa mỗi một công nhân là chỉ được một quả trứng, mỗi một ít rau và cơm. Đến bữa tối thì người ta chỉ xào rau và mỗi người người ta xúc ra thì được một ít rau và 1-2 miếng thịt gà, hôm nào cũng như hôm nào công ty cũng chỉ cho ăn như vậy thôi. 

PV: Thưa anh Duy anh có thể trình bày cho thính giả biết thêm là cái công ty cổ phần lao động mà mời mấy anh em đi sang nước ngoài họ đã đánh lừa các anh em như thế nào, cái công ty đó là công ty gì, đánh lừa các anh em ra sao cụ thể vì sao các anh em bị đánh lừa? 

TVD: Công ty môi giới Nhật Minh, công ty Namico Nhật minh là thu của chúng em người 65 triệu VND, người thì 75 triệu VND đưa chúng em sang Algeri này làm việc, bước đầu thì tụi em được thông qua môi giới là người ta nói là chỉ làm có 9 tiếng thôi (9h/ngày), đến lúc tụi em ra công ty đòi hỏi hợp đồng thì người ta không giám cho mình hợp đồng, người ta bảo là cứ nộp tiền cọc vào, nộp tiền cọc vào xong rồi một thời gian nữa thì người ta mới cho hợp đồng thì lúc bọn em nộp tiền cọc vào rồi thì người ta cũng không cho mình hợp đồng, người ta cứ lấy lí do nọ lí do kia, mà đúng đến ngày chúng em nạp toàn bộ tiền vào người ta mới đưa bản hợp đồng ra là người ta nói thành ra là làm ngày 10 tiếng. Lúc đấy là bọn em nạp tiền vào công ty rồi mà bọn em muốn lấy lại cũng không được, bọn em bảo bây giờ bọn tôi không đi nữa, vì tự dưng đang nói một đàng mà bản hợp đồng lại thành một nẻo, lại bắt chúng em phải làm ngày 10 tiếng rất chi là khổ thế này. Thì ông Nguyễn Phú Hào, phó giám đốc công ty Nhật Minh, người trực tiếp tuyển dụng tụi em thì viết một bản cam kết là sang bên đấy là công ty bao ăn bao ở từ A-Z và lương trả 3.600 (NDT) nếu sai bản hợp đồng thì ông ta hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thì tụi em bảo thôi bây giờ đâm lao phải theo lao, giờ đòi lại tiền cũng khó thì thôi chấp nhận, anh em bảo nhau thôi chấp nhận sang 2 năm rồi hết hợp đồng rồi mình về, chứ bây giờ tiền thì không có mà đã phải cắm sổ đỏ đi để vay chay ngân hàng, vạy chạy chỗ nọ chỗ kia để lấy tiền đi sang bên này. 

PV: Thưa anh Duy, vậy là trước khi đi anh em đã biết qua tới Algeri là làm việc cho chủ người Trung Hoa chứ không phải là làm việc cho người Algeri cũng không phải là làm việc cho người Pháp. 

TVD: Dạ đây là lúc người ta chưa đưa bản hợp đồng ra thì người ta nói là mình làm cho chủ Pháp, đến khi mình nạp tiền hết rồi thì người ta mới nói làm cho chủ TQ mà làm là làm ngày 10 tiếng thì bọn em chấp nhận, nhưng mà khi sang đến bên này công ty nó cho mình ăn uống khổ quá, bọn em điện về cho công ty thì lúc đầu người ta còn không nghe máy. Về sau người ta có nghe máy người ta mới bảo là được rồi để công ty đàm phán với Nhà thầu, để cải thiện về chế độ ăn uống cho anh em thì cũng không giải quyết được cái gì cả . 

PV: Như vậy là công ty Nhật Minh đã đánh lừa các anh em, các anh em đã bị đánh lừa ngày tại Hà Nội? 

TVD: Chính xác ạ, lương bổng thì chúng em cũng chỉ được kí từ thuở ban đầu là người ta không nói 3.600 NDT mà người ta nói là 580USD, lương cơ bản tối thiểu nhất là 580USD. Khi đi ra được nhận hợp đồng thì người ta nói là làm cho chủ trung Quốc mà người ta trả 3.600NDT, quy ra tiền đô cũng được 580USD. Thì đến lúc đấy bọn em biết là bị lừa rồi nhưng mà bọn em chỉ nghĩ rằng người ta lừa mình là một cách là đang làm chủ Pháp mà làm có 9 tiếng mà tự dưng lại thành ra làm 10 tiếng làm cho chủ nhà thầu TQ. Bọn em chỉ nghĩ là mình bị lừa thế thôi, nhưng mà khi chúng em chấp nhận khổ rồi thì đi sang đến bên này chế độ ăn uống người ta chà đạp mình, rồi trong công trình thì lại không có an toàn, không có giây bảo hộ lao động gì cả, làm thì cứ trèo leo như là khỉ vượn khổ lắm. Bọn em bảo là bên này thì khi bọn em có người bị tai nạn lao động ở trong công trường, cụ thể là anh Đinh Đồng Khuê, đang khoan bê tông thì bị khoan nó bật gẫy bên cánh tay, chở đi bệnh viện nhưng mà người ta chỉ băng bó xong và cấp cho một tí thuốc, người ta không quan tâm gì nữa. Đến bây giờ là anh Đinh Ngọc Khuê là vẫn đang rất yếu ở cánh tay mà thấy đâu lệch hẳng xương đi mà kêu người ta cũng không chở đi nữa, bây giờ nguyện vọng của anh ấy là muốn được về nước để điều trị lại cánh tay của mình và bắt công ty NM phải bồi thường những gì người ta lừa bọn em sang đây, người ta làm sai hoàn toàn hết anh ạ. 

PV: Các anh có nhờ chính phủ Algeri can thiệp hay không? 

TVD: Bước đầu chúng em rất bức xúc là chúng em có gọi điện về cho công ty NM, nhưng công ty không giám nghe máy nữa nên bọn em bức xúc nên bọn em mới làm đơn lên đại sứ quán VN ở bên Algeri. Đến được một thời gian thì được họ trả lời rằng họ sẽ can thiệp và giải quyết cho công nhân VN thỏa đáng, nhưng mà bọn em chờ lâu quá thì không thấy kết quả gì, thì bọn em người thì phải bán điện thoại đi để lấy tiền để mình thuê môt chuyến xe chạy thẳng lên ĐSQ để cầu cứu. Đến ĐSQ thì cũng chỉ được người ta động viên rằng thôi anh em cứ về đi và chúng tôi sẽ giải quyết, nhưng mà bọn em cũng về chờ thêm một thời gian nữa cũng không thấy động tĩnh gì, mà điện cho công ty thì công ty cũng không nghe máy, lần đầu tiên là chúng em lên đại sứ khoảng vào 25 tháng 8. 

PV: Mỗi ngày anh em có đi làm việc hay không?

TVD: Dạ chúng em đã đình công để đòi hỏi nhà thầu TQ trả lương cho mình nhưng người ta không đồng ý trả cho mình. 

PV. Mấy anh em khi đi làm việc thì công nhân VN có làm việc chung với công nhân người Algeri hay là công nhân TQ hay một xứ nào khác không thưa anh. 

TVD: Chúng em làm việc cùng với công nhân của nhà thầu TQ, họ không có tình cảm gì với người VN cả, trong công việc người ta cứ ỉ mình là người của nhà thầu TQ nên người ta tranh đồ đạc, đồ nghề của công nhân VN, có chỗ dễ chỗ sướng thì người ta tranh hết của người Việt. 

PV: Nguyện vọng bây giờ của anh em là gì? 

TVD: Nguyện vọng của toàn thể anh em chúng em ở đây là mong làm sao được các cấp lãnh đạo giải quyết cho chúng em sớm được về nước, bởi vì cuộc sống ở bên này bây giờ vô cùng thiếu thốn, thiếu thốn về mọi mặt và cực kì nguy hiểm ở chỗ là chúng em bây giờ nếu xảy ra ốm đau bệnh tật gì là chúng em phải tự lo. Mà tự lo giờ chúng em không hề có một đồng tiền nào cả, tuy rằng không bị nhà thầu TQ giam hãm, nhưng cũng không khác gì là chúng em đang bị giam cầm ở chính nơi đây. Bởi vì tiền không có chúng em không thể đi lại được, không thể cầu cứu đến ai được. Bây giờ điện thoại anh em tất cả 10 người thì 4-5 người phải bán điện thoại đi, rồi nếu bây giờ cứ một ngời ốm đau là lại bán điện thoại đi thì nay mai chúng em hết điện thoại rồi thì chắc chúng em cũng ko thể tồn tại được ở nơi đây. Cho nên chúng em rất mong là sớm được hồi hương, và khi về đến VN chúng em muốn bắt công ty Nhật Minh phải đền bù hợp đồng cho chúng em thỏa đáng, về cái sự lừa đảo chúng em sang đây. Bởi vì bản hợp đồng người ta chắp vá không có dấu triện gì của công ty, bản hợp đồng chúng em vẫn đang cầm ở đây, và tất cả những bằng nghề chúng em không hề được học mà vẫn có bằng nghề. Chúng em về sẽ kiện công ty Nhật Minh vì cái tội hợp đồng không chính thống, đi qua đường giây …. Và cái bằng nghề của chúng em là bằng nghề giả, vì chúng em không hề được học ngày nào mà vẫn được cấp bằng. Chúng em về chúng em bắt công ty Nhật Minh phải đền bù cho mình thỏa đáng thì thôi. Chúng em đang sống nơi đây rất mong được sự giúp đỡ của tất cả mọi người để sớm cho chúng em được về nước bởi vì cuộc sống chúng em ở đây vô cùng khổ sở và thiếu thốn. Bệnh tật có thể rình rập chúng em bất cứ lúc nào. 

PV: Cám ơn anh TVD và cầu chúc nguyện vọng của các anh được báo chí và chính quyền VN quan tâm giải quyết.

Nguồn: RFI

0 nhận xét:

Post a Comment

 
Camsa Việt Nam © 2014 - 2015. All Rights Reserved. Design by: Blogger
Top